Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Về Huế xem hội vật truyền thống làng Sình

Anh Tuấn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 19/2 (tức mùng 10 tháng Giêng), hội vật truyền thống làng Sình (xã Phú Mậu, TP Huế, Thừa Thiên Huế) đã diễn ra, thu hút hàng ngàn người dân và du khách về tham dự.

Làng Lại Ân (tên Nôm là Sình, xã Phú Mậu, TP Huế) được biết đến là làng văn vật của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là một trong những làng được hình thành khá sớm của xứ Thuận Hóa. Hằng năm vào mùng 10 tháng Giêng, hội vật truyền thống của làng được diễn ra.
Làng Lại Ân (tên Nôm là Sình, xã Phú Mậu, TP Huế) được biết đến là làng văn vật của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là một trong những làng được hình thành khá sớm của xứ Thuận Hóa. Hằng năm vào mùng 10 tháng Giêng, hội vật truyền thống của làng được diễn ra.
Theo các cụ cao niên trong làng, hội vật làng Sình phát sinh từ tinh thần thượng võ của dân tộc, đặc biệt do yêu cầu toàn dân rèn luyện sức khỏe để chuẩn bị cho lực lượng quân đội của các chúa Nguyễn xứ Đàng Trong. Phần nhiều người ta cho rằng trò vật võ xuất xứ từ hội vua của chúa Nguyễn Phúc Tần hồi cuối thế kỉ XVII.
Theo các cụ cao niên trong làng, hội vật làng Sình phát sinh từ tinh thần thượng võ của dân tộc, đặc biệt do yêu cầu toàn dân rèn luyện sức khỏe để chuẩn bị cho lực lượng quân đội của các chúa Nguyễn xứ Đàng Trong. Phần nhiều người ta cho rằng trò vật võ xuất xứ từ hội vua của chúa Nguyễn Phúc Tần hồi cuối thế kỉ XVII.
Ngày xưa, các làng đều tổ chức hội vật, không chỉ vì phủ Chúa, mà chủ yếu để khuyến khích con em rèn luyện sức khỏe phục vụ lao động sản xuất nông nghiệp, cho nên các chức sắc, hương lão đưa vào làm lễ hội hằng năm.
Ngày xưa, các làng đều tổ chức hội vật, không chỉ vì phủ Chúa, mà chủ yếu để khuyến khích con em rèn luyện sức khỏe phục vụ lao động sản xuất nông nghiệp, cho nên các chức sắc, hương lão đưa vào làm lễ hội hằng năm.
Tại hội vật, người ta không đặt nặng mục đích “ăn thua”, mà chủ yếu góp vui và tế thần (tín ngưỡng). Người dân làng Sình có câu thơ lục bát để nhắc nhở con cháu quê hương mình rằng: “Dù ai đi đó đi đây/Đến ngày hội vật nhớ quay về Sình”.
Tại hội vật, người ta không đặt nặng mục đích “ăn thua”, mà chủ yếu góp vui và tế thần (tín ngưỡng). Người dân làng Sình có câu thơ lục bát để nhắc nhở con cháu quê hương mình rằng: “Dù ai đi đó đi đây/Đến ngày hội vật nhớ quay về Sình”.
Theo nghi thức ngày xưa, từ tờ sáng mùng 10 tháng Giêng, chuông trống gióng lên, lễ chánh tế được cử hành trang nghiêm nhưng gọn nhẹ. Tiếp đó, từng cặp trai tráng theo lứa tuồi lần lượt cùng nhau tỉ thí cho đến khi phân thắng bại, hết đôi này đến đôi khác. 
Theo nghi thức ngày xưa, từ tờ sáng mùng 10 tháng Giêng, chuông trống gióng lên, lễ chánh tế được cử hành trang nghiêm nhưng gọn nhẹ. Tiếp đó, từng cặp trai tráng theo lứa tuồi lần lượt cùng nhau tỉ thí cho đến khi phân thắng bại, hết đôi này đến đôi khác. 
Hội vật làng Sình rất chú trọng tinh thần thượng võ vì thế các đô vật không được ra các đòn đánh nguy hiểm đến tính mạng như bẻ, vặn, khoá trái khớp, tấn công bằng đầu, bấm các huyệt, nắm tóc, tấn công vào hạ bộ, yết hầu, mắt…
Hội vật làng Sình rất chú trọng tinh thần thượng võ vì thế các đô vật không được ra các đòn đánh nguy hiểm đến tính mạng như bẻ, vặn, khoá trái khớp, tấn công bằng đầu, bấm các huyệt, nắm tóc, tấn công vào hạ bộ, yết hầu, mắt…
Một nét độc đáo ở lễ hội làng Sình là tinh thần đồng đội ở các địa phương, một đô vật của làng nào bị thua sẽ có đô vật khác lên tiếp sức. Nếu để thua một trận các đô vật phải chờ đến năm sau mới “phục hận” được, vì thế các đô vật thường rèn luyện suốt năm, tu dưỡng đạo đức để chờ đầu xuân tham dự, tranh tài.
Một nét độc đáo ở lễ hội làng Sình là tinh thần đồng đội ở các địa phương, một đô vật của làng nào bị thua sẽ có đô vật khác lên tiếp sức. Nếu để thua một trận các đô vật phải chờ đến năm sau mới “phục hận” được, vì thế các đô vật thường rèn luyện suốt năm, tu dưỡng đạo đức để chờ đầu xuân tham dự, tranh tài.
Tuy chưa phải là vật chuyên nghiệp, nhưng các cuộc tranh tài cũng rất sôi nổi với tiếng hò reo cổ vũ xen tiếng trống thúc vang dội trên một khúc sông trước đình. Có thể nói, hội vật làng Sình ở Thừa Thiên Huế lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô.
Tuy chưa phải là vật chuyên nghiệp, nhưng các cuộc tranh tài cũng rất sôi nổi với tiếng hò reo cổ vũ xen tiếng trống thúc vang dội trên một khúc sông trước đình. Có thể nói, hội vật làng Sình ở Thừa Thiên Huế lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô.