Vận động viên Mỹ Simone Biles cắn vào chiếc huy chương vàng của cô tại Olympic Rio. (Nguồn: Washington Post) |
Có vài lý do để giải thích cho hiện tượng trên, nhưng chủ yếu là bởi cách tạo dáng này được các phóng viên ảnh yêu thích. “Nó (cắn huy chương) trở thành một nỗi ám ảnh với các nhiếp ảnh gia,” ông David Wallechinsky, chủ tịch Hiệp hội các sử gia Olympic quốc tế, nói với hãng tin CNN hồi năm 2012. “Hành động này có thể mang tới cho cánh phóng viên các bức ảnh biểu tượng, thứ mà họ có thể bán được. Còn bình thường, tôi không nghĩ các vận động viên sẽ có nhu cầu đó (cắn huy chương.)” Cắn vào một miếng kim loại là điều mà người ta từng làm trong thời kỳ sốt vàng ở Mỹ, để thử xem cục kim loại nhỏ vàng chóe mà họ vừa đãi được có phải là vàng xịn không. Răng người cứng hơn vàng thật, nhưng mềm hơn pyrit sắt cũng có màu vàng sáng - một thứ vô giá trị với dân đãi vàng. Một cú cắn vào vàng xịn có thể để lại vết răng, trong khi cắn mạnh vào pyrit sắt có thể khiến người ta mẻ răng. Dựa vào đây, cũng có thể lý giải hành động cắn vào huy chương vàng của vận động viên có ý nghĩa rằng họ đang rất vui sướng và không tin nổi mình đã chiến thắng. Nhưng nếu các vận động viên cắn huy chương để thử xem nó có làm từ vàng khối không thì có lẽ họ sẽ phải thất vọng. Vàng chỉ chiếm có 1,34% tỷ lệ trong một chiếc huy chương vàng Olympic thực ra chỉ có tỷ lệ vàng chiếm 1,34%. Thành phần còn lại của huy chương được làm từ bạc. Và trong Olympic Rio lần này thì bạc đều là loại được tái chế, theo tinh thần nêu cao vấn đề bảo vệ môi trường. Anthony DeMarco từ tạp chí Forbes cho biết vật liệu tạo ra một chiếc huy chương vàng Olympic có giá trị tương đương 564 USD. Ngoài chiếc huy chương vàng, họ còn được nhận 25.000 USD tiền thưởng.