Theo đó, việc cải tạo đất và xây dựng mang tính quân sự, biến các hòn đảo thành căn cứ hải quân và không quân. Các cơ sở mới của Trung Quốc được phát hiện trên đảo Cây (Tree Island), thuộc thuộc nhóm đảo An Vĩnh của quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam.
Trong khi đó, tại quần đảo Trường Sa, Trung Quốc đã xây dựng các đường băng, dẫn đến việc các quốc gia trong và ngoài khu vực cáo buộc Bắc Kinh đang có ý định biến các đảo thành này căn cứ quân sự không quân và triển khai quân sự trong khu vực.
Bonnie Glaser, chuyên gia về an ninh Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Washington trả lời hãng tin Reuters cho biết, các chuyên gia Trung Quốc luôn nói rõ rằng khi thời điểm chiến lược, các cơ sở này sẽ được sử dụng một cách trọn vẹn hơn.
Mặc dù Mỹ không có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông nhưng các tàu chiến của nước này thường xuyên tuần tra trong khu vực do chính sách duy trì tự do hàng hải.
Vấn đề này có thể sẽ được thảo luận giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong chuyến thăm chính thức của ông Trump tới châu Á vào tháng 11.
Michael Cavey, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, nước này vẫn quan ngại về căng thẳng ở Biển Đông, đặc biệt là những vấn đề cải tạo phi pháp và quân sự hóa các đảo trong khu vực.
RAND - tổ chức nghiên cứu Mỹ xếp vấn đề Biển Đông là điểm nóng lớn thứ 2 giữa hai nền kinh tế mạnh nhất thế giới và các cường quốc quân sự chỉ sau vấn đề Triều Tiên