Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

VN-Index lao dốc không phanh, tiếp tục giảm hơn 10 điểm

Chia sẻ Zalo

KTĐT - VN-Index đang đánh mất gần như toàn bộ thành quả tăng điểm của hai phiên cuối tuần trước, hiện chỉ số này đang giao dịch dưới mốc 470 điểm, giảm 10,36 điểm (-2,16%)

KTĐT - VN-Index đang đánh mất gần như toàn bộ thành quả tăng điểm của hai phiên cuối tuần trước, hiện chỉ số này đang giao dịch dưới mốc 470 điểm, giảm 10,36 điểm (-2,16%)

Mở cửa phiên giao dịch sáng nay 15/3, VN-Index giảm 9,43 điểm xuống 470,47 điểm (-1,96%). KLGD đợt 1 sụt giảm mạnh so với cùng thời điểm phiên trước, đạt hơn 850 nghìn cổ phiếu, tương đương gần 18 tỷ đồng.

VN-Index đang đánh mất gần như toàn bộ thành quả tăng điểm của hai phiên cuối tuần trước, hiện chỉ số này đang giao dịch dưới mốc 470 điểm, giảm 10,36 điểm (-2,16%). Toàn thị trường hiện có 117 mã giảm giá, 36 mã tăng giá và 132 mã đứng giá.

Trong các mã giảm sàn có 2 bluechips là BVH và HAG, trong đó HAG đã giảm sàn phiên thứ 2 liên tiếp, các mã khác như PVD giảm 1.500 đồng, PVF Giảm 900 đồng, SSI giảm 300 đồng, VIC giảm 4.000 đồng, MSN giảm 3.500 đồng, SSI tăng nhẹ 100 đồng.

BMC tiếp tục tăng trần phiên thứ 2 liên tiếp, các mã khác tăng trần là CSG, LCG tuy nhiên LCG hiện có dư mua trần hơn 100 nghìn cp trong khi các mã khác thanh khoản thấp. Một số cổ phiếu tăng điểm mạnh là GMD, TDH, VIS…

Bên sàn Hà Nội, HNX-Index dao động nhẹ ở dưới mức giá đóng cửa phiên trước. Tính đến 10h12, chỉ số giảm 0,63 điểm xuống 91,29 điểm. Toàn thị trường có gần 200 mã giảm trong khi chỉ có 60 mã tăng và hơn 120 mã đứng giá.

Theo CTCP Chứng khoán Bản Việt, lượng bán mạnh trên TTCK hai ngày nay là do NĐT lo sợ hậu quả của trận động đất tại Nhật Bản sẽ tạo ra sự chuyển hướng của dòng vốn ODA, FII và FDI của Nhật vào Việt Nam sẽ giảm khi các nhà đầu tư Nhật tập trung vốn để xây dựng lại đất nước.

Trong năm 2010, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam cả về nhập khẩu lẫn xuất khẩu. Theo Bản Việt, quy mô ảnh hưởng sẽ giới hạn vì tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật bản trị giá 7,7 tỷ USD năm ngoái chủ yếu là hàng hóa cơ bản và các sản phẩm có giá trị thấp.

Tuy nhiên, tác động đối với vốn ODA và FDI có thể lớn hơn nhiều do ảnh hưởng bởi thiên tai. Nhật Bản đã cam kết đầu tư 1,76 tỷ USD trong tổng số 7,9 tỷ USD vốn ODA cam kết đầu tư vào Việt Nam trong năm 2011 và đã cam kết 2,2 tỷ USD vốn FDI, tương đương 11,8% tổng vốn FDI cam kết đầu tư vào Việt Nam trong năm 2010.