KTĐT - Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) hôm 19/1 vừa công bố chương trình chính thức của Hội nghị thường niên lần thứ 41 tại Davos, Thụy Sĩ.
Theo đó, hội nghị sẽ diễn ra từ 26-30/1 với chủ đề "Các tiêu chuẩn chung cho một thực tế mới". Dự kiến hội nghị sẽ có sự góp mặt của 2.500 đại biểu tới từ hơn 100 quốc gia trên thế giới và từ các doanh nghiệp, xã hội dân sự, giới học giả, văn hóa... Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt
Hội nghị hàng năm của WEF là hội nghị thượng đỉnh quốc tế duy nhất trên thế giới xem xét một cách toàn diện mọi thách thức mà toàn cầu phải đối phó, đồng thời đề xuất các ý tưởng, giải pháp cho chương trình hành động của G20. Theo đó, WEF 2011 sẽ đề xuất đưa ra mô hình đối phó với các nguy cơ, thiết lập cơ chế cho phép giới chức phụ trách lĩnh vực công và tư nhận biết được các nguy cơ mang tính hệ thống để giảm thiểu những nguy cơ này trước khi khủng hoảng diễn ra. Các chuyên gia kỳ vọng, WEF 2011 sẽ giúp các quốc gia trên thế giới đối phó tốt hơn với các nguy cơ đe dọa kinh tế toàn cầu, xây dựng các chiến lược hạn chế các nguy cơ và nắm bắt thời cơ phát triển kinh tế thế giới.
Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, ông Klaus Schwab cho biết: "Năm nay, tại Davos, WEF sẽ tập trung xem xét các tác động của cuộc khủng hoảng vừa qua, cùng nhau xác định thực tế mới và thảo luận về các tiêu chuẩn chung cho một sự hợp tác toàn cầu trong kỷ nguyên mới này". Theo ông, sự chuyển dịch quyền lực chính trị và kinh tế từ Đông sang Tây, từ Bắc tới
Trước đó, WEF đã nhiều lần cảnh báo thế giới hoàn toàn chưa sẵn sàng đối phó với các nguy cơ sắp tới trong tương lai. Tuần trước, trong Báo cáo rủi ro toàn cầu 2011, WEF cho biết thế giới đang phải đối mặt với 3 nhóm nguy cơ lớn là: tội phạm có tổ chức, tham nhũng và tính bấp bênh của các quốc gia; nguy cơ liên quan tới nguồn nước, lương thực và năng lượng; các nguy cơ gây bất ổn đối với kinh tế vĩ mô toàn cầu. Đặc biệt, WEF nhận định nguy cơ vỡ nợ công là một trong những rủi ro lớn nhất của thế giới trong năm 2011. Sự bùng nổ về giá nguyên liệu và lương thực cũng được các chuyên gia của WEF đánh giá là vấn đề nhạy cảm và dự đoán giá cả các mặt hàng thiết yếu này sẽ tăng khoảng 30-50% trong 2 thập kỷ tới.
Để giảm thiểu các tác động của cuộc khủng hoảng và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, WEF dự đoán quy mô tín dụng toàn cầu sẽ phải tăng gấp đôi trong 10 năm tới, tương ứng tăng thêm 103 nghìn tỷ USD. Cụ thể, nhu cầu tín dụng ở châu Á có thể lên tới 40 nghìn tỉ USD, trong khi nhu cầu tín dụng tại châu Âu khoảng 13 nghìn tỷ USD. WEF cũng cảnh báo Mỹ sẽ tiếp tục vay nợ nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu có thể lên đến 3,8 nghìn tỷ USD vào năm 2020.