Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Xây dựng Đảng bộ Hà Nội trong sạch, vững mạnh – nhân tố quyết định mọi thắng lợi của Thủ đô

Ngô Thị Thanh Hằng - Uỷ viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi -Ngày 17/3/1930, tại nhà số 42 phố Hàng Thiếc, Ban Chấp hành lâm thời của Đảng bộ Hà Nội được thành lập. Trong 90 vừa lãnh đạo phong trào cách mạng của Nhân dân Hà Nội, vừa không ngừng xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh toàn diện về chính trị, tư tưởng, tổ chức - cán bộ, đạo đức đảng viên, Đảng bộ Hà Nội ngày càng trưởng thành, vững mạnh, giữ vững vai trò lãnh đạo, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Hà Nội.

Xây dựng Đảng bộ về chính trị, tư tưởng được quan tâm hàng đầu
Ra đời và trưởng thành trong cái nôi văn hiến, truyền thống yêu nước, cách mạng, Đảng bộ Hà Nội luôn chú trọng công tác xây dựng Đảng bộ vững mạnh về chính trị, tư tưởng trên cơ sở đem ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn và các phong trào cách mạng địa phương.
Mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trở thành ngọn cờ dẫn lối, tôi luyện tổ chức và bản lĩnh kiên định trong các cuộc vận động cách mạng trong giai đoạn 1930-1931, 1936-1939, 1939-1945, tiến tới Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 8-1945. Thời kỳ này, Đảng bộ và Nhân dân Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây đã vượt lên những thử thách khốc liệt do sự khủng bố hết sức tàn khốc của thực dân Pháp, sau đó là phát xít Nhật cùng tay sai, phản động. Hà Nội đã phối hợp cùng cả nước và khi thời cơ đến, với chỉ gần 50 đảng viên của Đảng bộ đã lãnh đạo Nhân dân đứng lên khởi nghĩa thành công. Khởi nghĩa Hà Nội là thực tiễn quý báu để Trung ương Đảng kịp thời chỉ đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi trong cả nước, lập nên nhà nước dân chủ Nhân dân đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á.
Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, Hà Nội trở thành Thủ đô của cả nước - trung tâm chính trị của chế độ mới. Chính quyền Nhân dân mới thành lập đã đứng trước những thách thức nghiêm trọng về “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”. Đảng bộ Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây đã có các chủ trương, kế sách kịp thời góp phần cùng cả nước, giữ vững chính quyền non trẻ và cùng cả nước tiến hành hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Hà Nội đã mở đầu toàn quốc kháng chiến, đã mưu trí, sáng tạo, dũng cảm “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh, tiêu hao lực lượng địch, giam chân địch trong 60 ngày đêm (vượt yêu cầu Trung ương giao 30 ngày) để Trung ương Đảng, các địa phương có thêm điều kiện chuẩn bị cuộc kháng chiến trường kỳ. Trong kháng chiến chống Pháp xâm lược, Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây vừa là căn cứ cách mạng, vừa là đầu mối giao thông quan trọng. Đảng bộ và Nhân dân Hà Nội cùng toàn Đảng và Nhân dân cả nước dồn sức làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cùng cả nước, Hà Nội vừa tiến hành xây dựng CNXH ở miền Bắc, vừa đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp giải phóng miền Nam. Chỉ tính trong 10 năm (từ 1965-1975), Hà Nội đã tiến hành 29 đợt tuyển quân, động viên 8 đến 9 vạn lượt thanh niên, quân dự bị chi viện cho chiến trường. Hàng ngàn gia đình có từ 2 đến 7 người con đi bộ đội. Hàng trăm gia đình có con trai duy nhất xung phong, tình nguyện nhập ngũ. Hơn 11.500 người con ưu tú của TP đã anh dũng hy sinh vì miền Nam ruột thịt. Trong hàng vạn gia đình liệt sĩ, có hơn 700 gia đình có từ 2 con đến 5 con là liệt sĩ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, các tầng lớp Nhân dân đã sáng tạo các phong trào “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang”, “Chiếc gậy Trường Sơn”, đặc biệt là làm nên kỳ tích “Điện Biên Phủ trên không”, đánh tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của đế quốc Mỹ, buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pari. Thắng lợi đó khẳng định tầm cao trí tuệ và bản lĩnh cách mạng của Đảng, tạo đà cho bước chuyển quan trọng đi đến thắng lợi cuối cùng bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Xây dựng Đảng bộ Hà Nội trong sạch, vững mạnh – nhân tố quyết định mọi thắng lợi của Thủ đô - Ảnh 1
 Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng trao Huy hiệu Đảng cho Đảng viên lão thành tại quận Thanh Xuân
Trong những năm đổi mới, Đảng bộ đặc biệt quan tâm giáo dục, rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng các cấp và chất lượng của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Quá trình đổi mới, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức do diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, mô hình CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã, sự chống phá của các thế lực thù địch, song dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng luôn được đặt lên hàng đầu và kịp thời, Đảng bộ Hà Nội đã nhạy bén, xác định chính xác những nội dung trọng tâm, trọng điểm cần tập trung trong từng giai đoạn, từng thời điểm, nhất là những thời điểm có tính bước ngoặt. Do bám sát thực tiễn, tiến hành một cách khoa học, sáng tạo, công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng đã giúp các cấp ủy, các cán bộ, đảng viên Đảng bộ Hà Nội nâng cao nhận thức về bản lĩnh chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, không ngả nghiêng, dao động, mơ hồ; nâng cao cảnh giác cách mạng; tuyệt đối tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước và TP. 
Công tác tuyên truyền được Thành ủy chỉ đạo thường xuyên, nhanh nhạy, kịp thời với nhiều hình thức phong phú. Các đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ và các tầng lớp Nhân dân như: Tổ chức học tập, nghiên cứu, tuyên truyền về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về chủ nghĩa yêu nước, về truyền thống vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam, về đường lối, quan điểm đổi mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu; thi báo cáo viên giỏi, tuyên truyền viên giỏi từ cơ sở đến TP. Đổi mới cách học tập, nghiên cứu Nghị quyết theo hướng nắm chắc nội dung cốt lõi, những vấn đề mới, sát đối tượng, lĩnh vực, địa phương. Tăng cường trao đổi thảo luận, đối thoại; học tập, quán triệt Nghị quyết một cách thực chất, thiết thực, hiệu quả. Khi học tập quán triệt Nghị quyết được cụ thể hóa bằng các chương trình hành động hoặc các đề án công tác phù hợp với từng đơn vị, địa phương để đưa Nghị quyết vào cuộc sống.
Công tác giáo dục lý luận được quan tâm thường xuyên. Các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị và công tác đảng cho cấp ủy, nhất là cấp ủy mới sau mỗi kỳ Đại hội Đảng các cấp; các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên dự bị, cho quần chúng ưu tú, cho cán bộ đảng viên đã giúp các cán bộ, đảng viên tư tưởng vững vàng, đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới.
Đi đôi với tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, Đảng bộ Hà Nội còn chú trọng công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng đề phòng âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đồng thời đề phòng giáo điều, bảo thủ, chủ quan duy ý chí hoặc đổi mới vô nguyên tắc, chệch hướng XHCN. Thành ủy đã chỉ đạo các cơ quan tuyên giáo đấu tranh trực diện với những luận điệu sai trái, thù địch; thường xuyên nắm bắt tư tưởng, tăng cường thông tin nhiều chiều và định hướng thông tin; thực hiện rộng rãi việc trao đổi ý kiến, đối thoại; kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền, giáo dục với đấu tranh tư tưởng và định hướng tư tưởng, dư luận xã hội.
Công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn được Đảng bộ quan tâm và đạt kết quả tích cực. Những nhiệm kỳ gần đây, Hà Nội tiến hành 12 chương trình nghiên cứu khoa học cấp Thành phố, mỗi năm có khoảng từ 70 đến gần 100 đề tài và đề án được nghiên cứu trên các lĩnh vực của Thành phố. Đặc biệt, việc xây dựng văn kiện mỗi kỳ Đại hội Đảng bộ Thành phố được tiến hành công phu, nghiêm túc và có chất lượng cao, là những công trình tổng kết lý luận và thực tiễn sâu sắc. Với vị trí, vai trò là trung tâm chính trị, hành chính quốc gia, những vấn đề lý luận và thực tiễn của Thủ đô nói chung, công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Hà Nội nói riêng đã đóng góp quan trọng trong việc tổng kết, nghiên cứu lý luận của Trung ương và xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc.
Thường xuyên xây dựng Đảng bộ vững mạnh về tổ chức, cán bộ
Công tác xây dựng đảng về tổ chức, cán bộ ở Đảng bộ Hà Nội trong 90 năm qua được thường xuyên chăm lo với nhiều giải pháp đồng bộ, sát thực tiễn, hiệu quả. Trong quá trình cách mạng, căn cứ vào nhiệm vụ của từng giai đoạn mà sắp xếp tổ chức bộ máy; chỉ đạo thực hiện việc chuyển giao, tiếp nhận tổ chức đảng phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Vì vậy, ngay cả khi tổ chức Đảng bị địch khủng bố gay gắt như giai đoạn 1940-1942, đến khi trở thành lực lượng lãnh đạo chính quyền, đến nay, hệ thống tổ chức của Đảng bộ Hà Nội luôn được sắp xếp, củng cố, kiện toàn, ngày càng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.
Trong quá trình xây dựng Đảng về tổ chức, cán bộ, Đảng bộ Hà Nội luôn thấm nhuần lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người đến dự Hội nghị cán bộ toàn Đảng bộ Hà Nội, một hội nghị được tiến hành theo chỉ thị của Trung ương, có ý nghĩa như một Đại hội của Đảng bộ, ngày 25-4-1959: “Hà Nội cần phải củng cố và phát triển Đảng, Đoàn Thanh niên Lao động và Công đoàn. Đảng bộ Hà Nội cần phát triển thêm thành phần công nhân, nông dân, lao động trí óc và phụ nữ vào Đảng... Đảng viên, đoàn viên bất cứ ở đâu, bất cứ làm công việc gì, phải thật gương mẫu. Đảng bộ Hà Nội phải gương mẫu cho các đảng bộ khác. Đảng bộ Hà Nội gương mẫu, sẽ góp phần đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở vững chắc đấu tranh giành thống nhất nước nhà”.
Với đặc thù là nơi tụ hội những cán bộ, đảng viên từ nhiều nơi về cùng chung sức xây đắp sự nghiệp cách mạng, yêu cầu đầu tiên đối với công tác tổ chức, cán bộ của Đảng bộ Hà Nội là chăm lo xây dựng, gìn giữ sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ. Đây cũng là truyền thống đặc biệt quý báu của Đảng bộ Hà Nội. Quá trình phát triển Thủ đô Hà Nội đã nhiều lần chia tách, sáp nhập, nhất là lần điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính Thủ đô năm 2008, vấn đề đoàn kết trong Đảng bộ lại càng quan trọng. Công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức đã được tiến hành chủ động, chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu, toàn diện, khoa học, với phương châm: “Đoàn kết, hợp tác, trách nhiệm để nhanh chóng ổn định và phát triển”. Việc sắp xếp tổ chức bộ máy, công tác cán bộ đã được Trung ương, dư luận cán bộ, đảng viên và nhân dân đánh giá cao.
Sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội đã xây dựng đề án tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả của các tổ chức đảng và hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn. Triển khai Đề án 06-ĐA/TU ngày 24-9-2013 của Thành ủy về “Kiện toàn, sắp xếp tổ chức Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị trên địa bàn dân cư, tổ dân phố, thôn, xóm ở xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Hà Nội”, sau khi sắp xếp, toàn Thành phố đã giảm 2.245 thôn, tổ dân phố và 402 Chi bộ, giảm gần một vạn người hoạt động không chuyên trách ở địa bàn dân cư. Việc sắp xếp, kiện toàn đã khắc phục được sự chồng chéo trong công tác chỉ đạo, giúp tinh gọn và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.
Hà Nội là một trong số địa phương đi đầu trong thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức”; Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Việc thực hiện nhất quán, đồng bộ từ bộ máy Đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc các cấp, bảo đảm khách quan, khoa học, dân chủ, công khai, minh bạch, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận cao, không xảy ra khiếu kiện. Tính đến năm 2020, Đảng bộ Thành phố có 50 đảng bộ cấp trên cơ sở trực thuộc (giảm 9 đảng bộ so với đầu nhiệm kỳ); đã hoàn thành việc sắp xếp, kiện toàn 20 đơn vị gồm các ban Đảng Thành ủy, các Đảng ủy Khối, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành ủy, ủy ban Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội Thành phố; sau sắp xếp giảm 13 đầu mối phòng, ban (13,8%); giảm 13 cán bộ cấp trưởng phòng, ban, giảm 27 cán bộ cấp phó phòng, ban và tương đương. Kiện toàn, sắp xếp giảm 5/17 ban chỉ đạo do Ban Thường vụ Thành ủy lập, giảm 74/102 ban chỉ đạo thuộc UBND Thành phố. Sắp xếp các phòng ban chuyên môn thuộc các sở, ngành giảm từ 204 phòng xuống 159 phòng, giảm 26 trưởng phòng, 116 phó trưởng phòng. Thành phố đã sắp xếp 5 Ban Quản lý dự án (từ 26 Ban), giảm 73/108 phòng (67,6%), 177/308 trưởng, phó đơn vị và trưởng, phó phòng (57,5%), giảm 143/839 biên chế. Tại các quận, huyện, thị xã, đã thực hiện triệt để việc sáp nhập, giảm đầu mối quản lý theo đúng chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy; sau sắp xếp, giảm được 128 đầu mối đơn vị trực thuộc. Toàn Thành phố đã tinh giản được 2.108 biên chế, trong đó, khối cơ quan đảng, đoàn thể giảm 57 biên chế, khối cơ quan chính quyền giảm 1.492 biên chế tinh giản theo đề án vị trí việc làm; giải quyết 559 trường họp nghỉ theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP. Thành ủy chỉ đạo quyết liệt việc đổi mới, hoàn thiện mô hình tổ chức đảng trong các doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đến nay, đã giảm 10 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành ủy và các đoàn thể chính trị - xã hội Thành phố; giảm 130 đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở; giảm 110 đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện. Việc kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đẩy mạnh sang tự chủ đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ, chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của nhân dân được nâng lên; thu nhập, đời sống của đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên ngày càng tốt hơn; nổi bật là khối y tế của Thành phố.
Công tác cán bộ được Thành ủy xác định giữ vị trí then chốt của then chốt, là khâu đột phá, nên đã tập trung chỉ đạo xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Chỉ tính trong 10 năm gần đây, Đảng bộ Hà Nội đã tiến hành công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ với nhiều giải pháp căn cơ, phù hợp với thực tiễn của thành phố: Xây dựng Đề án số 07 đào tạo 1.250 cán bộ nguồn làm công tác Đảng và cán bộ chủ chốt ở xã, phường, thị trấn; Đề án số 04 về đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý; ban hành Quy định tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo; sửa đổi, bổ sung một số chế độ, chính sách đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý. Trong 10 năm mở rộng địa giới hành chính, có 3.597 cán bộ được đào tạo cao cấp lý luận chính trị, 19.824 cán bộ được đào tạo trung cấp lý luận, 1.243 cán bộ được cử đi học tập, bồi dưỡng ở nước ngoài.
Những nỗ lực trong công tác tổ chức, cán bộ đã đem lại kết quả tích cực: Khi mới mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, Hà Nội chỉ có 80% cán bộ chủ chốt phường, thị trấn và 30-50% cán bộ chủ chốt xã đạt trình độ đại học; đến nay, 93,7% cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn có trình độ chuyên môn đại học trở lên và 98,9% cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên. 100% cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý đạt trình độ chuyên môn đại học, trong đó có 42,9% trình độ thạc sỹ, tiến sỹ; 99,1% trình độ cao cấp, cử nhân lý luận chính trị. Quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố nhiệm kỳ 2020-2025 so với nhiệm kỳ 2015-2020, hệ số quy hoạch tăng từ 1,49 lên 1,98; trình độ chuyên môn thạc sỹ trở tăng từ 48,2% lên 73,2%; trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân tăng từ 92,9% lên 93,3%; tuổi bình quân giảm từ 47,35 xuống 45,14.
Coi trọng công táckiểm tra, giám sát ;công tác chống tham nhũng, lãng thực
hành  tiết kiệm được thường xuyên quan tầm. Nội dung kiểm tra, giám sát tập trung vào các trọng tâm việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”; Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14-5-2011 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; các nghị quyết của Thành ủy, các chương trình, kế hoạch công tác lớn của Thành phố, công tác tổ chức cán bộ, thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao.
Với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Thành ủy Hà Nội khóa XV đã xây dựng và ban hành Chương trình số 09 về “Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm giai đoạn 2010 - 2015”. Thành ủy Hà Nội khóa XVI đã ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình số 07 “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, chống lãnh phí thực hành tiết kiệm giai đoạn 2016 - 2020”. Trong nhiệm kỳ Đại hội XVI, Thành ủy đã tiến hành 8 cuộc kiểm tra, gồm 43 đoàn kiểm tra đối với 209 tổ chức đảng trực thuộc; thực hiện 5 cuộc giám sát (gồm 25 đoàn giám sát) đối với 119 tổ chức đảng trực thuộc, ủy ban kiểm tra các cấp trong Đảng bộ Thành phố đã kiểm tra 1.089 đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, trong đó, có 577 trường hợp là cấp ủy viên các cấp. Về thi hành kỷ luật, cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 2.432 đảng viên, trong đó có 484 cấp ủy viên các cấp, khiển trách 1.944, cảnh cáo 310, cách chức 49, khai trừ 129. Cùng với xử lý kỷ luật về Đảng, có 62 đảng viên bị xử lý hành chính, 322 đảng viên bị truy tố trước pháp luật, trong đó có 232 trường hợp bị phạt tù. Đối với tổ chức đảng, cấp ủy các cấp đã thi hành kỷ luật 38 tổ chức đảng bằng hình thức: khiển trách 25, cảnh cáo 13 tổ chức đảng.
Công tác bảo vệ chính trị nội bộ được đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả; coi trọng vấn đề chính trị hiện nay của cán bộ, đảng viên. Thực hiện tốt quy trình thẩm định, thẩm tra, xác minh, kết luận nhiều hồ sơ, tài liệu về lịch sử chính trị của cán bộ, đảng viên; xét đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, chuẩn bị nhân sự cho các kỳ đại hội Đảng bộ, bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp của Thành phố; xét giải quyết đơn thư liên quan đến lịch sử chính trị cán bộ... góp phần bảo vệ Đảng, giữ vững an ninh chính trị.
Công tác dân vận được tăng cường, nâng cao chất lượng, quả hoạt động. Hệ thống tổ chức dân vận các cấp của Thành phố tiếp tục được củng cố, kiện toàn. Công tác dân vận của chính quyền các cấp và của lực lượng vũ trang Thủ đô được tăng cường và có chuyển biến tích cực. Việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở được chỉ đạo thực hiện quyết liệt, tạo đồng thuận xã hội. Công tác tôn giáo, công tác dân tộc được quan tâm, thực hiện đồng bộ, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Thành phố được cải thiện rõ rệt. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp đã phát huy tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội, đóng góp tích cực xây dựng các chương trình, đề án trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội của Thành phố. Đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của cấp ủy các cấp. 
Thành ủy và cấp ủy các cấp đặc biệt chú trọng và có ý thức cao trong tìm tòi đổi mới phương thức lãnh đạo, bảo đảm đúng nguyên tắc, sáng tạo, bài bản, khoa học, có trọng tâm, trọng điểm và đạt hiệu quả cao. Các cấp ủy thường xuyên rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy định, quy trình và hoạt động theo quy chế quy định, quy trình công tác. Xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch công tác phù họp thực tiễn, bảo đảm các điều kiện thực hiện và có tính khả thi. Phương thức lãnh đạo, lề lối làm việc của các cấp ủy không ngừng đổi mới, bám sát tình hình thực tiễn, giải quyết nhiều vấn đề bức xúc từ cơ sở. Đổi mới chế độ hội họp, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện cải cách hành chính để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thực sự đồng bộ, toàn diện, hiệu quả.
 Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu tại Hội nghị lần thứ 19 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố.
Xây dựng Đảng về đạo đức được thường xuyên quan tâm
Đảng bộ Hà Nội luôn quan tâm giáo dục các tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của đạo đức cách mạng theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Đạo đức cách mạng của các tổ chức đảng, cán bộ đảng viên trước hết là trung thành với mục tiêu lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân. Ngày 1-2-1961, khi đến dự Đại hội lần thứ II Đảng bộ Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Cán bộ cần phải không ngừng nâng cao tỉnh thần trách nhiệm đối với Đảng và lòng dạ phục vụ nhân dân”. Người chỉ rõ: “Nói chung, số đông cán bộ ta đều tận tụy, đều cố gắng làm tròn nhiệm vụ.N hưng vẫn còn một số bị chủ nghĩa cá nhân trói buộc, do đó mà phạm nhiều sai lầm, khuyết điểm”. Những lời chỉ dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có ý nghĩa thời sự đối với việc tu dưỡng đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên cũng như xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh.
Thành ủy Hà Nội yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; tự giác, chủ động gắn với trách nhiệm nêu gương trong rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; thực hiện các chuẩn mực đạo đức xã hội, với các tổ chức, đoàn thể, cơ quan, gia đình, dòng tộc, quê hương, đất nước. Cán bộ, đảng viên, lãnh đạo quản lý các cấp, nhất là các cấp ủy Đảng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị nêu cao tính tiền phong, gương mẫu và tinh thần trách nhiệm cao.
Với các tổ chức đảng, chú trọng giáo dục cán bộ, đảng viên phát huy truyền thống đoàn kết; giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và các quy định của Đảng; kết hợp chặt chẽ công tác xây dựng Đảng về đạo đức với xây dựng Đảng về tư tưởng, chính trị và tổ chức. Xây dựng Đảng về đạo đức gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức với phương châm: sát chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ kiểm tra và đánh giá việc thực hiện.
Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành nhiều quy định về xây dựng đạo đức cách mạng, ngăn ngừa sai phạm của cán bộ, đảng viên. Định kỳ, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu có cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Các cấp ủy đảng, các tổ chức đảng kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương theo tinh thần Chỉ thị 05-CT/TW, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và chương trình, kế hoạch của Thành ủy, các cấp ủy về xây dựng chỉnh đốn Đảng, gương mẫu trong thực hiện 2 bộ Quy tắc ứng xử do thành phố ban hành (Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội).
Nội dung, phương thức thực hiện còn thiếu chiều sâu
Bên cạnh những thành tựu, công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Thành phố Hà Nội vẫn còn một số hạn chế khuyết điểm. Vai trò hạt nhân chính trị, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng còn yếu; chất lượng sinh hoạt, tự phê bình và phê bình của một số chi bộ, đảng bộ và đảng viên còn hạn chế. Nội dung và phương thức thực hiện công tác tư tưởng có lúc còn thiếu chiều sâu, thiếu đồng bộ, dẫn tới việc nắm bắt, dự báo và định hướng tư tưởng còn những hạn chế, nhất là trong việc đấu tranh kịp thời, hiệu quả với các luận điệu sai trái, xuyên tạc, thù địch trên internet và mạng xã hội. Việc thực hiện công tác kiểm tra giám sát theo Điều 30 của Điều lệ Đảng tại một số tổ chức đảng chưa thường xuyên; chưa làm tốt công tác phòng ngừa đảng viên và tổ chức đảng sai phạm. Việc kiểm tra giám sát, định hướng và giải quyết những vấn đề dư luận bức xúc, những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí đạt hiệu quả chưa cao. Phương thức hoạt động công tác dân vận của Đảng ủy và các đoàn thể có mặt còn hạn chế, triển khai các phong trào thi đua chưa đồng đều, rộng khắp; hiệu quả chưa cao...
Những hạn chế khuyết điểm nêu trên do nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, song nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy đảng, có việc chưa thật sâu sát, quyết liệt. Một số địa phương, cơ quan, đơn vị, còn thiếu năng động, chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn và sự chỉ đạo của thành phố. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành có lúc có việc chưa tốt. Tình trạng trì trệ, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong xử lý công việc chưa được khắc phục triệt để; xem xét xử lý trách nhiệm còn thiếu kiên quyết. Công tác kiểm tra, giám sát của một số cấp ủy chưa được thường xuyên, chưa có nhiều biện pháp thực sự hữu hiệu trong việc ngăn chặn, xử lý những biểu hiện suy thoái đạo đức cách mạng trong cán bộ, đảng viên. Phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ lãnh đạo quản lý chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu nhiêm vụ của thực tiễn Hà Nội đặt ra.
Thực tiễn công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Thành phố Hà Nội trong chặng đường 90 năm để lại những kinh nghiệm có giá trị cho hiện tại.
Một là, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào, Đảng bộ Hà Nội luôn kiên định về bản lĩnh chính trị, tin tưởng tuyệt đối vào nền tảng tư tưởng của Đảng, quan điểm đường lối, chủ trương, của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Hai là, nhận thức sâu sắc các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ động, sáng tạo, cụ thể hóa phù hợp với tính đặc thù của Hà Nội, đề ra các quyết sách phù hợp với thực tiễn Thủ đô, giải quyết kịp thời, dứt điểm những vấn đề mới phức tạp nảy sinh từ cuộc sống.
Ba là, chăm lo xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nhân tố quyết định sự phát triển của Thủ đô Hà Nội. Đảng bộ đặc biệt quan tâm giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất, thực hiện đúng nguyên tắc: tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, tạo sự thống nhất trong Đảng và đồng thuận trong xã hội.
Thứ tư, chăm lo gắn kết mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân, củng cố, bồi đắp niềm tin của nhân dân với Đảng; chú trọng nâng cao đạo đức cách mạng trong cán bộ, đảng viên; phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu, trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu các cấp. Cảnh giác và đấu tranh kiên quyết với âm mưu của các thế lực thù địch nhằm phá hoại sự đoàn kết trong Đảng, chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân.
Năm là, bám sát sự chỉ đạo, quan tâm, tạo điều kiện của Trung ương; chủ động phối hợp, sự giúp đỡ, ủng hộ, hợp tác của các bộ, ban, ngành, của các địa phương, các cơ quan thông tấn, báo chí, sự ủng hộ đồng lòng của nhân dân trong quá trình xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh.
Tạo chuyển biến mạnh mẽ về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, trước hết là cấp ủy các cấp, cán bộ lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là những người đứng đầu trong các cơ quan, đơn vị, địa phương. 
Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chính trị, tư tưởng, trọng tâm là xây dựng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, kiên định nền tảng tư tưởng của Đảng, thực hiện kiên trì, quyết liệt, triệt để Nghị quyết Trung ưcmg 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trên các lĩnh vực hoạt động của Đảng bộ. Chủ động đấu tranh kiên quyết, kịp thời chống các luận điệu sai trái, xuyên tạc, xấu độc của các thế lực thù địch, nhất là trên internet và mạng xã hội.
 Các học viên tham gia lớp đào tạo cán bộ quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025
Thực hiện tốt công tác tổ chức, cán bộ, trọng tâm là thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ưong 6 (khóa XII) “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII) về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”, Nghị quyết số 39 của Bộ Chính ừị (khóa XII) về “Tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”, Chương trình số 01 của Thành ủy (khóa XVI) về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ; tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) tạo chuyển biến mạnh về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xây dựng hệ thống chính trị các cấp thực sự trong sạch, vững mạnh giai đoạn 2016-2020”. Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị, xây dựng Thành phố thông minh trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát, trọng tâm là chỉ đạo kiểm tra giám sát việc thực hiện nghị quyết của Đảng, chương trình, kế hoạch công tác lớn của Thành ủy. Ngăn chặn đẩy lùi các biểu hiện suy thoái, tiêu cực, lợi ích nhóm, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; giữ vững kỷ luật, kỷ cương của Đảng; phát hiện và nhân rộng các điển hình; xử lý nghiêm và kịp thời các vi phạm điều lệ Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận theo hướng tăng cường đối thoại, vận động, thuyết phục; phát huy vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, thực hiện “Dân vận khéo”; làm tốt công tác tôn giáo, dân tộc. Chủ động nắm tình hình, dự báo, phát hiện và chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề cấp thiết, bức xúc của nhân dân ngay từ cơ sở.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả và chất lượng hoạt động của các cơ quan nội chính Thành phố. Tập trung nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực, phẩm chất, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Chỉ đạo thực hiện tốt chương trình cải cách tư pháp, bảo đảm chất lượng các hoạt động tố tụng, thi hành án, không để xảy ra việc kết án oan sai hoặc để lọt tội phạm; chú trọng công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện phương thức lãnh đạo của cấp ủy, phong cách làm việc khoa học, dân chủ, hướng về cơ sở; đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong Đảng; kiên quyết chống bệnh quan liêu, hình thức; chống lãng phí, thực hành tiết kiệm.
Trong quá trình lịch sử 90 năm oanh liệt, hào hùng, Đảng bộ Hà Nội đã lãnh đạo nhân dân Thủ đô thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc Thủ đô và đất nước; gương mẫu, đi đầu trong công cuộc đổi mới, đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện trên mọi mặt đời sống xã hội. Thủ đô Hà Nội luôn là niềm tự hào, nơi hội tụ, kết tinh và lan tỏa những giá trị cao quý của dân tộc, tiêu biểu cho lương tri, phẩm giá con người khi đương đầu và đánh bại những kẻ thù xâm lược hùng mạnh nhất; cùng cả nước khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế, xã hội. Diện mạo Thủ đô ngày càng khang trang, hiện đại. Hà Nội vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng danh hiệu “Thủ đô Anh hừng”; ba lần nhận Huân chương Sao Vàng. Uy tín, vị thế của Thủ đô trong khu vực và thế giới ngày càng được nâng lên, được tổ chức UNESCO vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo”.
Những thành tựu to lớn trong 90 năm xây dựng và phát triển của Đảng bộ Hà Nội đã khẳng định sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu với niềm tin, trí tuệ và quyết tâm chính trị rất cao của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lóp nhân dân Thủ đô. Nhiệm vụ của thời kỳ mới rất nặng nề; đất nước và Thủ đô đang đứng trước thời cơ, thuận lợi lớn, đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới. Để thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng và của Thành ủy, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân Thủ đô tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết thống nhất, nỗ lực phấn đấu lãnh đạo thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng bộ trong những năm tới là: Tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, gương mẫu; phát huy truyền thống văn hiến, anh hùng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại, góp phần quan trọng xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.