Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Xây dựng người Hà Nội phát triển toàn diện

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đó là nhiệm vụ trọng tâm được Thành ủy đề ra tại Chương trình hành động số 29 thực hiện Nghị quyết số 33 của Hội nghị T.Ư 9 (Khóa XI) về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước".

Mục tiêu cụ thể, giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, TP sẽ có 86 - 88% gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa; 60 - 62% làng, thôn, bản được công nhận và giữ vững danh hiệu Làng văn hóa; 70 - 72% tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu Tổ dân phố văn hóa; 70 - 72% đơn vị được công nhận và giữ vững danh hiệu Đơn vị văn hóa; 55% trở lên số người dân tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ. 

Đặc biệt, bảo tồn và phát triển văn hóa tại khu vực Ba Đình, di tích Phủ Chủ tịch, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Di tích Hoàng thành Thăng Long, Thành Cổ Loa, Văn Miếu - Quốc Tử Giám và các di tích quốc gia đặc biệt khác trên địa bàn Thủ đô; Khu vực Hoàn Kiếm, Hồ Tây, phố cổ, làng cổ và làng nghề truyền thống tiêu biểu; biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954; các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ đô.

Để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đề ra, Chương trình đặt ra 6 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó chú trọng xây dựng người Hà Nội phát triển toàn diện, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa và chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại…