Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Xét xử phúc thẩm vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng nay 22/4, TAND Tối cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm.

Khoảng 7h, bị cáoDương Chí Dũng (nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, Bộ GTVT) và các bị cáo được đưa đến tòa và dẫn giải vào phòng xử. An ninh phiên tòa được kiểm soát nghiêm ngặt ngay từ phía ngoài cổng. Chỉ có khoảng hơn 20 phóng viên báo, đài được cấp thẻ và theo dõi phiên tòa qua màn hình tivi. Theo dự kiến phiên xét xử kéo dài 3 ngày.

 
Xét xử phúc thẩm vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm - Ảnh 1
Bị cáo Dương Chí Dũng (nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines) cùng đồng phạm bị truy tố 2 tội danh: “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản”. Theo bản án của TAND TP Hà Nội, trong vụ án này, Dương Chí Dũng được xác định là chủ mưu trong việc mua ụ nổi 83M gây thiệt hại 367 tỉ đồng và tham ô 1,67 triệu USD. Trong số tiền tham ô này, bị cáo Dũng được chia 10 tỷ đồng. Đối với Dương Chí Dũng sau khi biết bị khởi tố, đã trốn ra nước ngoài và bị bắt sau đó. Hành vi này thể hiện sự trốn tránh trách nhiệm và gây khó khăn cho công tác điều tra….

Tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra trong các ngày 12, 13, 14 và 16/12/2013, Dương Chí Dũng cùng 9 người khác bị TAND Hà Nội đưa ra xét xử tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản. HĐXX đã tuyên phạt Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc mức án tử hình vì hai tội Tham ô tài sản và Cố ý làm trái về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Trần Hải Sơn nhận: 22 năm tù; Trần Hữu Chiều: 19 năm; Bùi Thị Bích Loan: 4 năm tù; Mai Văn Khang: 7 năm tù; Lê Văn Dương: 7 năm tù; Huỳnh Hữu Đức: 8 năm tù; Lê Ngọc Triện: 8 năm tù; Lê Văn Lừng: 8 năm tù.

Bị cáo Dương Chí Dũng cho rằng mình không phạm tội tham ô và mức án tử hình là quá nặng nên đã làm đơn kháng cáo lên TAND Tối cao. Ngoài ra, các bị cáo khác trong vụ án cũng làm đơn kháng án lên tòa phúc thẩm với nội dung bản án sơ thẩm kết tội chưa thỏa đáng. Trong một diễn biến khác, đại diện Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội xác nhận, gia đình bị cáo Dương Chí Dũng đã nộp 4,7 tỷ đồng, gia đình bị cáo Mai Văn Phúc đã nộp 3,5 tỷ đồng tiền khắc phục hậu quả trong vụ án xảy ra tại Vinalines.
Xét xử phúc thẩm vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm - Ảnh 2

Hội đồng xét xử phúc thẩm do Thẩm phán Nguyễn Văn sơn làm chủ tọa.
HĐXX bắt đầu xét hỏi các bị cáo. Bị cáo Dương Chí Dũng được xét hỏi đầu tiên.

Trước đó, bị cáo Dũng kháng cáo kêu oan việc không tham ô tài sản và xem xét lại tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. 

Đối với tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, bị cáo Dương Chí Dũng xin giảm nhẹ hình phạt.

Phiên tòa phúc thẩm gồm 3 thẩm phán gồm các ông Nguyễn Văn Sơn; Nguyễn Đức Nhuận và bà Nguyễn Thị Minh Thu, trong đó ông Sơn được phân công là Chủ tọa phiên tòa.

Đại diện Viện Kiểm sát Tối cao là các ông Bùi Đình Tiếng và Vũ Quang Huy.
Xét xử phúc thẩm vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm - Ảnh 3

Bị cáo Dương Chí Dũng tại phiên tòa phúc thẩm

Khoảng 10h, Tòa bắt đầu xét hỏi Dương Chí Dũng. Cựu Chủ tịch Vinalines khẳng định nội dung kháng cáo kêu oan với tội tham ô tài sản, đề nghị xem xét lại trách nhiệm tội “cố ý làm trái”.  Bị cáo Dũng nói, về tội “cố ý làm trái”, bị cáo xin được giảm hình phạt.

Tòa công bố đơn của Dương Chí Dũng nói xin nhận tội, cố gắng khắc phục khoản tiền 10 tỷ đồng bị quy buộc là tham ô. Dương Chí Dũng khẳng định lại yêu cầu kêu oan. HĐXX cho rằng, chỉ xem xét về tội danh, không xét việc giảm án về tội này đối với bị cáo.

Về việc lập đoàn khảo sát ụ nổi 83M. Tại phiên tòa bị cáo Dũng cho biết, đây là một hạng mục của nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam. Khi nhà máy chưa được bổ sung vào quy hoạch mà đã tiến hành việc mua ụ nổi, Dương Chí Dũng xác nhận là không đúng quy trình. Lý do làm ngược quy trình là vì khi đó phía Nga rao bán ụ này. Khi đó, Vinashin đã mua về 2 ụ nhưng đều bị chìm đắm trong quá trình lai dắt về Việt Nam.

Bị cáo Dũng khai, đề nghị mua ụ ở Na-uy vì còn mới nhưng không hiểu sao sau đó Tổng GĐ trình lên lại là ụ 83M. Có nhiều ụ nổi khác cũng được chào hàng thời điểm đó nhưng việc quyết định khảo sát ụ 83M, Dũng cũng khẳng định là do Mai Văn Phúc. Trước khi đoàn khảo sát đi, cựu Chủ tịch Vinalines khẳng định không chỉ đạo về việc mua hay không mua ụ nổi với bất cứ ai. Khi anh em về báo cáo kết quả khảo sát, biếu cả một chai rượu, bị cáo cũng không hỏi rõ hơn thông tin gì. Bị cáo chỉ biết, ụ này đáp ứng yêu cầu nâng đỡ tàu 50.000 tấn, mua ụ cũ thì đỡ tiền đi vay.

Mục đích đưa ụ nổi về trước khi xây dựng nhà máy là để sửa chữa xong thì cho thuê để khai thác luôn. Ụ được đưa về neo đậu ở Đồng Nai (gần vị trí dự định làm nhà máy). Khi đưa được về, đúng thời điểm xảy ra vụ Vedan nên việc thẩm định đánh giá tác động môi trường bị đình lại 2 năm. Và thực tế, cho đến bây giờ, ụ vẫn chưa được sửa chữa, chỉ là khối sắt phế liệu khổng lồ vẫn không ngừng gây tốn kém, bán thanh lý cũng không được.

Khoảng 10h30, bị cáo Dương Chí Dũng thông báo gia đình đã nộp 4,7 tỷ đồng tiền khắc phục. Tuy nhiên, HĐXX chưa nhận được. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Dũng cho biết, đó là tiền khắc phục hậu quả chung, không xác định số tiền này là khắc phục tội tham ô.

Bị cáo Dũng nói tại tòa: "Sau khi bị khởi tố, bị cáo bỏ trốn sang Campuchia sau đó bị bắt giữ. Đây là việc làm sai trái. Bị cáo xin dốc hết tài sản để khắc phục hậu quả do bị cáo gây ra. Bị cáo thấy trong hành vi tham ô tài sản còn nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ, mong HĐXX soi xét”.

Cũng trong sáng nay phần xét hỏi, bị cáo Sơn cho biết, Tổng Công ty Hàng hải trực tiếp đàm phán mua ụ nổi, trực tiếp là Mai Văn Phúc và Trần Hữu Chiều đàm phán. Trần Hữu Chiều làm trưởng đoàn đàm phán. Cả đoàn làm việc với ông Goh-Giám đốc Công ty AP, không làm việc với công ty của Nga. Trần Hữu Chiều là người đại diện đoàn ký hợp đồng ghi nhớ. Sau khi đoàn khảo sát về, ông Goh gửi thư cho Ban quản lý dự án. Bị cáo Sơn không nhớ rõ, có thư ghi là: Gửi ông Chiều, ông Sơn, ông Khang…

Về lời khai của ông Dũng không nhận bất cứ đồng tiền nào, bị cáo Sơn cho rằng, lời khai của Dương Chí Dũng không đúng. Những căn cứ của vụ việc, bị cáo đã trình bày tại cơ quan điều tra.

11h10: Việc nhận khoản tiền 1,67 triệu USD, bị cáo Sơn chối tội không biết việc đàm phán. Ông Goh nói việc nhận tiền “lại quả” thông qua công ty Vũ Hà – Công ty của em gái Trần Hải Sơn. Sơn cũng khai rằng, ông Dũng và ông Phúc giao tiếp nhận số tiền tham ô. Không giao cách nhận tiền như thế nào. Việc nhận tiền thông qua công ty Vũ Hà là do ông Goh chỉ đạo.

Tại phiên tò bị cáo Sơn xin giảm nhẹ hình phạt của hai tội. Theo quan điểm của Sơn, đối với tội cố ý làm trái, bị cáo chỉ ký nháy xác nhận mua ụ nổi 83M. Đối với tội tham ô, bị cáo Sơn cho biết sẽ vận động gia đình khắc phục hậu quả. Bị cáo Sơn xin Tòa xem xét vai trò cá nhân của bị cáo, xin xem xét lại việc bồi thường dân sự. Bị cáo Sơn phải bồi thường dân sự gần 40 tỷ đồng.

Cuối giờ sáng, HĐXX chuyển sang phần xét hỏi bị cáo Mai Văn Phúc. Đối với tội tham ô, bị cáo Mai Văn Phúc cho rằng mình bị oan. Tại Tòa, bị cáo Phúc cho biết, mình cũng từng nhận quà của Sơn nhưng chỉ là một chai rượu và một phong bì 2 triệu tại nhà bị cáo ở làng quốc tế Thăng Long.

Bị cáo Phúc cho rằng bị cáo Sơn khai 2 lần đưa tiền cho bị cáo là hoàn toàn sai sự thật, gian dối. Bị cáo Phúc có căn cứ và bằng chứng.

Về tội tham ô, bị cáo Phúc khai không nhận bất cứ số tiền nào của Sơn. Về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, bị cáo cho rằng, khi bị cáo về làm Tổng Giám đốc, dự án đã có rồi. "Bị cáo cũng không biết, các thành viên khác đã làm sai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Bị cáo không biết gì. Chỉ khi bị bắt, bị cáo mới biết rõ sự việc".

Bị cáo Phúc cũng khẳng định, với vai trò Tổng Giám đốc Vinalines, bị cáo không chỉ đạo phải mua bằng được ụ nổi 83M…

Khi HĐXX hỏi bị cáo Phúc có thấy oan ở tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”?.  Bị cáo Mai Văn Phúc: Nếu quy kết tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” là oan cho bị cáo. Nếu có thì chỉ là thiếu trách nhiệm.

Bị cáo Phúc nói rằng, bị cáo không đồng tình đối với việc gia đình Mai Văn Phúc nộp số tiền 3,5 tỷ đồng khắc phục hậu quả tội tham ô. Bị cáo Phúc cho rằng không phạm tội tham ô…

11h45: HĐXX kết thúc phiên làm việc buổi sáng. Chiều nay, 14h (22/4) HĐXX tiếp tục phiên xử phúc thẩm vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm.
Xét xử phúc thẩm vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm - Ảnh 4

Bị cáo Trần Hữu Chiều.
14h00: Phiên tòa xét xử vụ đại án tham nhũng tại Vinalines tiếp tục với phần xét hỏi bị cáo Mai Văn Phúc.

Bị cáo Phúc khai, duy nhất một lần bị cáo gặp ông Goh – Giám đốc Công ty AP tại phòng khách lớn của Tổng công ty hàng hải Việt Nam.

14h05: Hội đồng xét xử chuyển sang phần xét hỏi bị cáo Trần Hữu Chiều. Bị cáo Chiều - nguyên Phó Tổng Giám đốc Vinalines bị Tòa cấp sơ thẩm tuyên phạt 19 năm tù cho 2 tội danh: Tham ô tài sản và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

14h15: Bị cáo Trần Hữu Chiều cho biết, bị cáo có tham gia đoàn khảo sát. Do nhiều tuổi nhất, chức vụ cao nhất nên được anh em bầu làm trưởng đoàn.

Bị cáo Chiều nộp đơn xin giảm nhẹ hình phạt tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, xin giảm bồi thường dân sự. Bị cáo Chiều phải chịu trách nhiệm dân sự khoảng 39 tỷ đồng trong hành vi cố ý làm trái. Về hành vi tham ô tài sản, bị cáo Chiều đã hoàn trả 340 triệu đồng.
Xét xử phúc thẩm vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm - Ảnh 5

Bị cáo Mai Văn Khang.
15h20: HĐXX xét hỏi bị cáo Lê Văn Dương. Lê Văn Dương (SN 1970) – nguyên Đăng kiểm viên, Chi cục Đăng kiểm số 6 – Cục Đăng kiểm Việt Nam. Bị cáo Dương bị tuyên phạt 7 năm tù về tội Cố ý làm trái. Bị cáo Dương xin giảm nhẹ hình phạt và xem xét mức bồi thường 15 tỷ đồng.

15h43: Bị cáo Dương cho biết, khi được mời tham gia chuyến khảo sát ụ nổi 83M tại Nga, bị cáo đã tham khảo hướng dẫn trong B10 để kiểm định ụ nổi 83M. Tuy nhiên, bị cáo cũng nhận thức ụ nổi không phải là tàu biển. 

Dương cũng thừa nhận Trần Hải Sơn cũng có “nhờ” xem xét hỗ trợ để Vinalines mua được ụ nổi này. “Chính vì vậy nên bị cáo vận dụng kiến thức có được để thực hiện kiểm định ụ nổi 83M”, bị cáo Dương nói.

Nói về nhận thức về hành vi của mình, bị cáo Dương nói rằng: “Tại thời điểm đó bị cáo nghĩ mình không làm sai”.

16h00: HĐXX tiếp tục xét hỏi bị cáo Huỳnh Hữu Đức (SN 1965) – nguyên Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa, bị cáo Đức xin giảm nhẹ hình phạt và giảm số tiền bồi thường. Bị cáo Đức bị tòa cấp sơ thẩm tuyên phạt 8 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

16h20: HĐXX xét hỏi bị cáo Lê Văn Lừng (SN 1959) – cán bộ Chi cục Hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Bị cáo Lừng bị tòa cấp sơ thẩm tuyên phạt 8 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Bị cáo Lừng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, xin giảm tiền bồi thường.

16h25: Tòa xét hỏi bị cáo Lê Ngọc Triện (SN 1964) – nguyên Đội trưởng Đội Nghiệp vụ Chi cục Hải quan Vân Phong, Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa. Bị cáo Triện bị tòa cấp sơ thẩm tuyên phạt 8 năm tù giam.

Lý do xin giảm nhẹ hình phạt, bị cáo Triện cho rằng, trong khi khởi tố có nhiều điểm tăng nặng không đúng, xem xét giảm mức bồi thường.

16h40: Đối với Cục Đăng Kiểm Việt Nam, HĐXX khẳng định: Trên cơ sở lời khai của các bị cáo, HĐXX xem xét trách nhiệm liên đới của các cơ quan liên quan, trong đó có Cục đăng kiểm Việt Nam.

16h50: Bà Phạm Mai Phương, vợ bị cáo Dương Chí Dũng được HĐXX yêu cầu trình bày về đơn kháng cáo yêu cầu hủy kê biên 3 căn nhà.

16h57: Bà Ngô Thị Vân (vợ bị cáo Mai Văn Phúc) trình bày việc kháng cáo tòa sơ thẩm vì cho rằng ngôi nhà kê biên vì “ngôi nhà này một nửa số tiền do tôi do làm ăn, nuôi lợn, nuôi gà mà có”. Nên theo quan điểm của bà Vân thì việc kê biên ngôi nhà là không hợp lý.

17h03: Tại phần xét hỏi, HĐXX tiếp tục thẩm tra lời khai của một số nhân chứng trong vụ án.