Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Xói mòn lòng tin vào Made in Japan

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Vào đầu tháng 10, chỉ trong 24 tiếng, có tới 3 tập đoàn lớn của Nhật Bản đứng lên thừa nhận hành vi gian lận nội bộ. Những lời “thú tội” này có ảnh hưởng tới niềm tự hào “Made in Japan”?

Đầu tiên, công ty Toyo Tire & Rubber cho hay, cuộc điều tra nội bộ phát hiện thấy một bộ phận trong công ty thao túng dữ liệu kiểm tra chất lượng các sản phẩm cao su cung cấp cho 18 khách hàng trong suốt 1 thập kỷ qua.
Bê bối tại Asahi Kasei vỡ lở khiến người tiêu dùng đặt câu hỏi về chất lượng thực sự của các sản phẩm Made in Japan.
Bê bối tại Asahi Kasei vỡ lở khiến người tiêu dùng đặt câu hỏi về chất lượng thực sự

của các sản phẩm Made in Japan.
Tiếp đó, DN xây dựng Asahi Kasei thừa nhận một đơn vị trong công ty này đã làm giả mạo dữ liệu về cọc móng các dự án chung cư, sau khi một tòa nhà do họ xây dựng bị nghiêng. Và cuối cùng là Matsumotokiyoshi, một chuỗi cửa hiệu dược phẩm của Nhật, xin lỗi vì phát hiện những sai phạm kế toán nhằm che giấu những khoản thua lỗ.

Những lời “thú tội” này được đưa ra không lâu sau khi hãng điện tử Toshiba thừa nhận đã “thổi phồng” lợi nhuận trong khoảng 7 năm và hãng túi khí ô tô Takaka cho biết đã cung cấp sản phẩm lỗi.

Từ hành vi sai trái

Việc các công ty đồng loạt thừa nhận hành vi sai trái đã làm dấy lên một cuộc tranh cãi ở Nhật về ý nghĩa của hành động này. Những người có quan điểm lạc quan xem đây là một tín hiệu tích cực cho thấy các công ty dám dũng cảm công khai thừa nhận sai lầm; trong khi những người có cái nhìn bi quan xem đây như tấm gương xấu, cho thấy các công ty có thể phạm sai lầm mà không phải gánh chịu hậu quả gì.
Lãnh đạo Asahi Kasei xin lỗi người dân và khách hàng.
Lãnh đạo Asahi Kasei xin lỗi người dân và khách hàng.
Ông Nicholas Benes, Giám đốc đại diện Học viện Đào tạo hội đồng quản trị Nhật Bản, chỉ trích Toshiba sau khi hãng này tuyên bố phát hiện 30 quan chức công ty có dính líu đến vụ bê bối kế toán nhưng không một ai trong số này bị mất việc. Toshiba đang chứng tỏ “sự dung tha 100%” đối với những hành vi sai trái, và điều này đối lập với chính sách “không dung tha” tại những công ty được quản lý tốt nhất thế giới.
Một ví dụ khác mà những người có quan điểm bi quan đưa ra là Toyo Tire. Đây là lần thứ hai trong năm nay công ty này tuyên bố phát hiện hành vi giả mạo dữ liệu. Giám đốc điều hành và chủ tịch hội đồng quản trị trước đó của Toyo Tire đã tuyên bố từ chức hồi tháng 6 năm nay, vài tháng sau khi công ty thừa nhận đã bán linh kiện chống động đất không đủ tiêu chuẩn cho các tòa nhà.

Trước đó vào năm 2007, Toyo Tire cũng đã thừa nhận có hành vi làm giả dữ liệu tương tư, và dù đã thành lập một trung tâm kiểm định chất lượng nhưng sự việc vẫn tái diễn vào năm nay.

Luồng quan điểm trái chiều lại cho rằng đây là những tác dụng của nỗ lực cải thiện bộ máy quản trị DN Nhật Bản của Thủ tướng Shinzo Abe, với hàng loạt công ty nhận sai lầm phản ánh quá trình này.

“Sai lầm được đưa ra ánh sáng và được thảo luận cởi mở thực sự là một dấu hiệu lành mạnh của quá trình minh bạch hóa… Điều này cho thấy những thay đổi trong quản trị doanh nghiệp là có thật, và vấn đề minh bạch, đáng tin cậy đang được xem xét thực sự nghiêm túc” - Jesper Koll, Giám đốc điều hành của WisdomTree Japan nhận xét.

Áp lực buộc các doanh nghiệp Nhật phải thừa nhận hành vi sai trái có thể sẽ gia tăng trong thời gian tới khi Thủ tướng Abe và những tổ chức như Hội đồng Thương mại Mỹ tại Nhật gây sức ép lớn hơn về tuân thủ các tiêu chuẩn.

Tới xói mòn thương hiệu

Jeff Kingston, chuyên gia nghiên cứu về châu Á thuộc Đại học Temple nhận định: “Tôi có thể hình dung các nhà đầu tư đang cảm thấy khá thất vọng và tự hỏi vì sao những chuyện như thế này lại xảy ra…Mọi người chợt phát hiện ra rằng thương hiệu Nhật Bản, vốn dựa trên những sản phẩm chất lượng cao đặc biệt, hóa ra không như họ vẫn tưởng”. Theo một báo cáo năm 2014 - 2015 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Nhật Bản dẫn đầu thế giới về chất lượng nhà cung cấp.

Nếu bê bối của 3 DN nói trên chỉ ở phạm vi trong xứ sở mặt trời mọc thì vụ lùm xùm của Toshiba và Takata đã vượt qua ngoài khuôn khổ đó.

Với hành vi “thổi phồng” lợi nhuận, cố phiếu của Toshiba có khả năng cũng bị tăng lên so với mức giá trị thực, đồng nghĩa với việc vi phạm những quy tắc thị trường quốc tế.

Hàng loạt các hãng xe nổi tiếng của Nhật Bản có sử dụng túi khí Takata đã phải thu hồi hơn 40 triệu xe trên toàn cầu, ảnh hưởng không những chỉ tới doanh thu của tập đoàn này mà còn tới tượng đài chất lượng của mặt hàng vốn là niềm tự hào của xứ sở mặt trời mọc.

Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp Nhật đột nhiên thi nhau thừa nhận hành vi gian dối cũng làm dấy lên câu hỏi liệu điều gì đang xảy ra ở đất nước mặt trời mọc và còn có vụ bê bối nào chưa bị đưa ra ánh sáng. Và như vậy, mục tiêu thu hút đầu tư của ông Shinzo Abe có vẻ xa vời hơn.

Nỗ lực cải cách quản trị DN của Thủ tướng Shinzo Abe đã có thêm một dấu mốc vào tháng 6 vừa qua khi chính quyền công bố một bộ quy tắc ứng xử trong quản trị mới, theo đó khuyến khích bổ sung những lãnh đạo và nhà giám sát độc lập với ban điều hành. Tuy nhiên, những bê bối vừa qua cho thấy những nỗ lực trên là chưa đủ. Các chuyên gia đặt câu hỏi sao CEO của Takata vẫn yên vị trên ghế sau bê bối thất thu hàng tỷ USD hay Toshiba chưa Toshiba không tiết lộ hình phạt cụ thể cho các  biết các quan chức liên quan.

Rõ ràng trong lúc những chính sách của Thủ tướng Abe vẫn còn gây tranh cãi về liều lượng và tính hiệu quả, điều bị ảnh hưởng nhất chính là “tượng đài” Made in Japan.