Các cán bộ của Viện Khoa học Hình sự, Bộ Công an tiến hành xét nghiệm mẫu nước tiểu của lái xe. Ảnh: Vân Nhi |
Phần nổi của tảng băng chìm
Theo Cục CSGT, thực hiện kế hoạch này, Cục CSGT và công an các địa phương trên tuyến QL 1A đã thành lập 59 điểm dừng kiểm soát phương tiện, trong đó các tuyến cao tốc 11 điểm, tuyến QL 1A 48 điểm với 900 ca tuần tra, 6.894 lượt cán bộ chiến sĩ tham gia tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 65 trường hợp vi phạm. Trong đó, Cục CSGT phát hiện 7 trường hợp, CSGT các địa phương trên QL 1A phát hiện 21 trường hợp, CSGT công an các đơn vị địa phương không nằm trên QL 1A phát hiện 37 trường hợp lái xe dương tính với ma túy. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những kết quả trên chưa phản ánh hết thực trạng của vấn nạn này. Cụ thể, ngày 16/2, cùng tổ công tác của Cục CSGT (Bộ Công an) làm nhiệm vụ tại điểm đầu cao tốc Nội Bài – Lào Cai (huyện Sóc Sơn), theo ghi nhận, dù đã huy động gần chục cán bộ chiến sĩ làm việc liên tục trong vòng 4 tiếng nhưng lực lượng CSGT cũng chỉ dừng, kiểm tra được hơn 40 trường hợp, trong đó, 1 trường hợp dương tính với ma túy.Theo đánh giá của một cán bộ tham gia kiểm tra, xử lý lái xe sử dụng ma túy, sau một thời gian các lực lượng chức năng làm mạnh, nhiều lái xe đã biết sợ. Tuy nhiên, vị này cũng cho rằng, do lực lượng mỏng, địa bàn rộng, việc kiểm tra diễn ra ngẫu nhiên nên tình trạng bỏ lọt vi phạm rất khó tránh khỏi.Cần xử lý tận gốcTrao đổi với chúng tôi, một số chuyên gia trong lĩnh vực giao thông cho rằng, việc các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý lái xe sử dụng ma túy là điều rất cần thiết nhằm đảm bảo trật tự ATGT. Tuy nhiên, nếu chỉ trông chờ vào sự quyết liệt của các lực lượng làm nhiệm vụ ngoài đường là chưa đủ. Bởi, suy cho cùng, việc kiểm tra ngoài đường của các lực lượng chức năng chỉ mang tính xác suất, là biện pháp răn đe, cái gốc của vấn đề chính là ý thức, trách nhiệm của các DN vận tải vẫn chưa được xử lý nghiêm.Bên cạnh đó, một số chuyên gia cũng cho rằng, để phục vụ công tác kiểm tra, hiện tại Bộ Công an đã huy động sự vào cuộc của Viện Khoa học Hình sự để kiểm tra lái xe có sử dụng ma túy hay không thông qua lấy mẫu nước tiểu. Bên cạnh những trường hợp “đúng người, đúng tội” vẫn còn một số trường hợp xét nghiệm nước tiểu thì dương tính, nhưng xét nghiệm máu lại âm tính. Thậm chí, lái xe không sử dụng ma túy, nhưng có sử dụng một số loại thuốc tây trong danh mục cho phép của Bộ Y tế kết quả xét nghiệm vẫn dương tính. Đối với những trường hợp này, các lực lượng chức năng sẽ tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật cũng như tránh oan, sai cho lái xe. Đồng quan điểm trên, một cán bộ của Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, việc lực lượng CSGT tăng cường kiểm tra, xử lý lái xe sử dụng ma túy ngoài đường là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, để xử lý tận gốc phải bắt đầu từ các DN vận tải, từ công tác khám sức khỏe đối với các lái xe. “Hiện nay, luật đã quy định các DN phải tiến hành khám sức khỏe định kỳ với các lái xe, xử lý nghiêm lái xe vi phạm. Tuy nhiên, có thể nói, việc chấp hành các quy định của một số DN còn hạn chế” – vị này cho biết.
Theo thống kê của Cục CSGT, sau 10 ngày cao điểm xử lý lái xe sử dụng ma túy, Lai Châu là địa phương phát và xử lý nhiều nhất với 14 trường hợp vi phạm. Tiếp theo là Bình Phước: 9 trường hợp, Thanh Hoá: 5 trường hợp... |
Trong quá trình làm nhiệm vụ, ngoài việc kiểm tra ngẫu nhiên tất cả các loại xe (từ 8 chỗ trở lên - PV), lực lượng chức năng tập trung kiểm tra những xe chạy đường dài, xe siêu trường, siêu trọng và các loại xe đến từ các điểm nóng về tình trạng ma túy.Đại tá Phạm Văn Hòa – Phó trưởng Phòng 8, Cục CSGT, Bộ Công an |