Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Xử phạt DN xuất khẩu lao động mới được cấp phép không báo cáo định kỳ

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thông tin từ Cục Quản lý Dược (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), các doanh nghiệp...

Kinhtedothi - Thông tin từ Cục Quản lý Dược (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), các doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ việc báo cáo theo quy định hiện hành sẽ xử phạt vi phạm hành chính.

Theo đó, thời gian qua, một số doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài chưa thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo theo quy định tại Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 8/10/2007 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, đặc biệt trong đó có 15 doanh nghiệp được cấp phép từ tháng 6/2015 mà vẫn chưa báo cáo Cục Quản lý lao động ngoài nước lần nào về danh sách người lao động đi làm việc ở nước ngoài và danh sách người lao động về nước hoặc ra ngoài hợp đồng theo mẫu tại phụ lục 10, 11 (ban hành kèm theo Thông tư 21 nêu trên).
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.
Nhằm chấn chỉnh công tác báo cáo định kỳ của các doanh nghiệp trên, ngày 8/12/2015, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã ban hành văn bản số 2401/QLLĐNN-PCTH yêu cầu các doanh nghiệp này thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo theo quy định tại Thông tư 21 nêu trên.

Các doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ việc báo cáo theo quy định hiện hành sẽ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Bên cạnh đó, trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp phép mà các doanh nghiệp không đưa được người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của các doanh nghiệp này.