Mục tiêu nói trên được đặt ra vốn phù hợp với một số chính sách khí hậu của EU. Tổng hợp lại, 7 quốc gia này hiện chiếm gần một nửa sản lượng điện của EU, với phần lớn từ Đức và Pháp - hai nhà sản xuất điện lớn nhất châu Âu.
Theo tuyên bố chung của 7 nước được đưa ra hôm 18/12, các biện pháp khí hậu hiện tại của EU có khả năng đưa châu Âu hướng tới một ngành năng lượng gần như không phát thải CO2 vào năm 2040.
Các nước cũng cho biết, việc nhất trí hành động nhanh hơn sẽ giúp họ cùng nhau quy hoạch cơ sở hạ tầng để đảm bảo xây dựng đủ lưới điện và kho lưu trữ năng lượng, nhằm tích hợp một lượng lớn năng lượng carbon thấp vào mạng lưới và giữ cho dòng chảy xuyên biên giới quốc gia được ổn định.
"Các nước có hệ thống điện được kết nối chặt chẽ và có thể hưởng lợi từ tiềm năng ngoài khơi ở một số khu vực, cũng như trữ lượng ở các khu vực khác" - quyền Bộ trưởng Năng lượng Hà Lan Rob Jetten nói.
Theo dữ liệu của Cơ quan Môi trường Châu Âu cho thấy, EU đã nhận được 41% điện năng từ các nguồn tái tạo vào năm 2022. Tuy nhiên, cường độ CO2 trong sản xuất điện có sự chênh lệch đáng kể giữa các quốc gia.
Ví dụ, Áo đã nhận được hơn 3/4 lượng điện từ năng lượng tái tạo, trong khi Pháp dựa vào năng lượng hạt nhân không phát thải CO2 cho khoảng 70% năng lượng của mình. Ba Lan là nước sản xuất điện sử dụng nhiều CO2 nhất so với bất kỳ quốc gia EU nào do tỷ lệ sử dụng than cao của nước này.
Mô hình hóa của tổ chức nghiên cứu Ember thì chỉ ra, toàn bộ châu Âu có thể gần như loại bỏ cacbon trong ngành điện vào năm 2035, với năng lượng gió và mặt trời có khả năng sản xuất tới 80% điện năng vào thời điểm đó, đồng thời năng lượng than và khí đốt phần lớn sẽ bị loại bỏ.
Ember cho biết thêm, để thực hiện được điều này sẽ đòi hỏi khoản đầu tư trả trước lên tới 750 tỷ euro vào các nguồn và lưới điện tái tạo, nhưng đến năm 2035, các quốc gia sẽ tiết kiệm được tổng số tiền so với kế hoạch hiện tại, nhờ hóa đơn nhiên liệu hóa thạch giảm đáng kể.