KTĐT - Ở Afghanistan, những điều cấm kỵ cứ bám riết lấy một cô dâu được cho là "hư hại". Nhưng thời gian Faramarz gần gũi bà Joya đủ lâu để có quan niệm sáng suốt hơn cho cuộc đời.
Ở Afganistan, một cô gái từng bị cưỡng hiếp dã man đã có được một điều kì diệu, đó là một cuộc sống với với người yêu thương cô thực sự.
Ngày đó bắt đầu ở ngôi nhà bố mẹ của Samia. Cô gái trẻ và người yêu được một giáo sỹ hỏi họ hiểu những gì họ đang đảm trách. Sau đó bắt đầu chuẩn bị một loạt các công việc quan trọng cho đám cưới như làm đẹp cho mái tóc, trang điểm và váy áo.
Ở Afghanistan, câu chuyện của Samia là một điển hình. Samia là một nạn nhân bị hiếp dâm, nhưng giờ là buổi sáng đám cưới của cô. Cuối chiều, cô sẽ kết hôn tại một buổi lễ riêng ở Karte Se, Kabul.
Một trong số 150 khách mời tại buổi lễ kết hôn đặc biệt đó có một nghị sỹ đang chịu án treo đồng thời là nhà hoạt động chính trị là bà Malalai Joya. Người chồng điển trai Faramarz, của Samia, từng là một trong những vệ sỹ của Malalai Joya hơn bốn năm.
Nếu không có lời lên tiếng và sự ủng hộ của Nghị sỹ Malalai Joya, đám cưới đã không thể diễn ra và đó là một dịp ngọt ngào-cay đắng vì nhiều lý do. Bà Joya đã đi đến quyết định khó khăn về tương lai cho chính mình. Bà sẽ không có mặt theo kế hoạch bầu cử quốc hội vào tháng 9.
"Mọi việc không mấy tốt đẹp ở đất nước tôi" bà thở dài "nhưng đám cưới mang lại cho tôi niềm vui . Faramarz là một người đàn ông tốt - anh ấy như em trai tôi và giờ là người hùng của tôi".
Ở Afghanistan, những điều cấm kỵ cứ bám riết lấy một cô dâu được cho là "hư hại". Nhưng thời gian Faramarz gần gũi bà Joya đủ lâu để có quan niệm sáng suốt hơn cho cuộc đời.
Faramarz - một chàng trai cởi mở thân thiện với mái tóc sáng, trông như diễn viên điện ảnh và nụ cười ấm ấp, anh ngượng ngùng mỗi khi chúng tôi nói về việc mua sắm cho cái ngày trọng đại của anh. Niềm hạnh phúc được lan toả.
"Khi tôi nhận được tin Samia sẽ kết hôn với tôi, tôi rất hạnh phúc, tôi không biết tôi ở trên trái đất hay trên bầu trời" anh nói.
Hậu quả hiếp dâm là rất nặng nề bởi nó xoá bỏ tương lai, huỷ diệt những giấc mơ và sinh ra những bi kịch. Nạn nhân hiếp dâm bị xâm phạm hai lần, lần thứ nhất là bởi những kẻ tấn công và sau đó là xã hội. Đôi khi xã hội cũng có nghĩa là những người bạn và gần gũi với gia đình.
Các cô gái bị hãm hiếp thường trở nên tự huỷ hoại hoặc tự vẫn. Những người thuộc các gia đình thiếu nhận thức đôi khi bị chính họ hàng họ giết hại bởi họ rằng cô gái nạn nhân đã làm ô danh dòng họ và không thể chấp nhận.
Trong trường hợp đặc biệt này, hai gia đình đã làm lễ kết hôn cho họ với niềm vui hạnh phúc trong khi đám cưới cũng không phản chiếu sự phóng túng xa hoa như trọng trách mà nhiều gia đình Afghanistan gánh nặng nợ nần, nhưng đám cưới cũng không quá thanh đạm hay vội vã.
Khi chị gái của Faramarz là một tay thợ thẩm mỹ thì sự chuẩn bị được tiến hành ở nhà. Samia sẽ chỉ mặc một bộ trang phục cô dâu, chứ không đòi hỏi những nghi lễ cao quý. "Chúng tôi muốn đám cưới này gửi đi một thông điệp" - Joya nói - Đối với nạn nhân, vẫn còn hy vọng; với đàn ông, họ nên yêu thương và bảo vệ những cô gái như Samia chứ không nên tránh xa họ".
Samia và chồng mới cưới của cô có thể hối tiếc là để cho thế giới biết về câu chuyện của họ, nhưng họ và bà Joya cho rằng cuộc hôn nhân này được coi như biểu tượng của niềm hy vọng. Và nhiều người đã biết đến hoàn cảnh bị hãm hiếp của Samia.
Cô bị bắt cóc và bị tám gã đàn ông có vũ trang thay nhau hãm hiếp ở quận Sancharak - Sar-e-Pul trong tháng Ramadan. Samia chạy thoát nhưng cô vẫn bị làm hại.
Cô nói trong khóc lóc : "Chúng đã làm nhục tôi. Tôi không còn danh giá giữa những người họ hàng - không còn thanh danh ở bộ tộc và thị trấn" . Trong nỗi đau đớn, cô yêu cầu những kẻ tấn công cô phải bị treo cổ.
Bà Joya nói thêm: "Tôi hy vọng đám cưới gửi đến hai thông điệp: mọi người có thể cùng nhau cử hành hôn lễ, đàn ông và đàn bà không còn chia cách. Lễ cưới này cho thấy người dân đã thực hiện từng bước đi đúng đắn, cải thiện nhiều vấn đề- thúc đẩy dân chủ, quyền con người, quyền bình đẳng và quyền phụ nữ.