Đây là hoạt động trong khuôn khổ sự kiện 'Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam' tổ chức nhân kỷ niệm 90 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 110 năm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. |
Theo ghi nhận của phóng viên Kinh tế & Đô thị, những ngày này các con phố tại Hà Nội như Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng, khu vực Hồ Gươm... khá đông chị em mang trên mình tà áo dài truyền thống để lưu giữ lại những kỷ niệm. |
Đặc biệt, do lựa chọn tuần lễ sát với ngày 8/3, nên số lượng chị em xúng xính, tươi tắn trong các tà áo dài khá đông đảo, tạo không khí quyến rũ cho Hà Nội. |
Những nụ cười tươi tắn của chị em phụ nữ bên tà áo dài thể hiện nét đẹp cho người phụ nữ Việt Nam. |
Những nhiếp ảnh giả chuyên nghiệp cũng như không chuyên cố gắng lưu giữ những khoảnh khắc đẹp cho chị em phụ nữ. |
Có thể thấy, từ xưa áo dài được xem là trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. |
Dù cổ điển hay cách tân tà áo dài luôn giữ được nét đặc trưng trong trang phục người Việt. |
Theo các nhà nghiên cứu, áo dài đã xuất hiện vào giai đoạn những năm 38 - 42 sau công nguyên. |
Theo như lịch sử, người đầu tiên khoác lên mình bộ trang phục này là 2 vị nữ tướng đầu tiên của Việt Nam - Hai Bà Trưng, trong cuộc kháng chiến chống lại quân Nam Hán xâm lược. |
Trải qua nhiều thay đổi, áo dài hiện nay được đông đảo phụ nữ Việt Nam ở mọi lứa tuổi ưa chuộng và mặc không những đi học, đi làm và đặc biệt là trong những sự kiện đặc biệt. |
Và cả trong môi trường công sở, áo dài cũng là trang phục được nhiều người lựa chọn |
Hưởng ứng tuần lễ áo dài do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, các chị em đã phát động phong trào diện áo dài. |
Nhiều người cho rằng, mặc áo dài để khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn, phát huy di sản văn hóa Việt Nam và cũng là góp phần bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của trang phục dân tộc Việt Nam. |