[Ảnh] Toả sáng văn hoá ngàn năm

Phạm Hùng - Minh An
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi -Tối 2/10, trong khuôn khổ Lễ trao Giải báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ V - năm 2022, BTC xây dựng một chương trình nghệ thuật đặc biệt, sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật phác họa lại chiều dài lịch sử của Thăng Long, Hà Nội.

Chương trình nghệ thuật gồm 2 chương “Nơi lắng hồn núi sông” và “Thu Hà Nội”. Chương trình được dàn dựng kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại; ứng dụng nhiều công nghệ về ánh sáng, âm thanh và đặc biệt là màn hình led kích thước lớn.
Chương trình nghệ thuật gồm 2 chương “Nơi lắng hồn núi sông” và “Thu Hà Nội”. Chương trình được dàn dựng kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại; ứng dụng nhiều công nghệ về ánh sáng, âm thanh và đặc biệt là màn hình led kích thước lớn.
Trong chương 1 “Nơi lắng hồn núi sông”, nhiều tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu như: “Thăng Long sử thi”, “Nghìn năm Thăng Long”, “Truyền thuyết Hồ Gươm”, “Thăng Long thành Hoài cổ”; “Thăng Long hành khúc ca”.
Trong chương 1 “Nơi lắng hồn núi sông”, nhiều tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu như: “Thăng Long sử thi”, “Nghìn năm Thăng Long”, “Truyền thuyết Hồ Gươm”, “Thăng Long thành Hoài cổ”; “Thăng Long hành khúc ca”.
Bên cạnh các tiết mục, nhiều ca khúc về Hà Nội ý nghĩa, được công chúng yêu thích được biểu diễn hoành tráng, công phu. Nổi bật là ca khúc “Người Hà Nội”, sáng tác Nguyễn Đình Thi, biểu diễn Trọng Tấn - Phạm Thu Hà và  Vũ đoàn Hà Nội Trẻ; ca khúc “Sẽ về Thủ đô”, sáng tác Huy Du,biểu diễn Hoàng Tùng và Vũ đoàn Hà Nội Trẻ; ca khúc “Cảm xúc tháng Mười”, biểu diễn Trọng Tấn và Vũ đoàn Hà Nội Trẻ.
Bên cạnh các tiết mục, nhiều ca khúc về Hà Nội ý nghĩa, được công chúng yêu thích được biểu diễn hoành tráng, công phu. Nổi bật là ca khúc “Người Hà Nội”, sáng tác Nguyễn Đình Thi, biểu diễn Trọng Tấn - Phạm Thu Hà và  Vũ đoàn Hà Nội Trẻ; ca khúc “Sẽ về Thủ đô”, sáng tác Huy Du,biểu diễn Hoàng Tùng và Vũ đoàn Hà Nội Trẻ; ca khúc “Cảm xúc tháng Mười”, biểu diễn Trọng Tấn và Vũ đoàn Hà Nội Trẻ.
Chương II chủ đề “Thu Hà Nội” mở đầu với bài thơ “Thăng Long” được đọc với giọng tự hào “Có một Thăng Long huyền thoại/ Rồng lên từ phía sông Hồng/ Có một Thăng Long áo mỏng/ Gió đùa quanh tấm lưng ong” trong nền nhạc tươi sáng, rạo rực.
Chương II chủ đề “Thu Hà Nội” mở đầu với bài thơ “Thăng Long” được đọc với giọng tự hào “Có một Thăng Long huyền thoại/ Rồng lên từ phía sông Hồng/ Có một Thăng Long áo mỏng/ Gió đùa quanh tấm lưng ong” trong nền nhạc tươi sáng, rạo rực.
Nhiều ca khúc như: “Sóng đàn Hà Nội” của tác giả An Thuyên, biểu diễn Quách Mai Thy & Vũ đoàn Hà Nội Trẻ; “Hà Nội mùa Thu”, sáng tác Vũ Thanh, biểu diễn Mỹ Linh và Vũ đoàn Hà Nội Trẻ được dàn dựng công phu, đọng lại cảm xúc trong người xem.
Nhiều ca khúc như: “Sóng đàn Hà Nội” của tác giả An Thuyên, biểu diễn Quách Mai Thy & Vũ đoàn Hà Nội Trẻ; “Hà Nội mùa Thu”, sáng tác Vũ Thanh, biểu diễn Mỹ Linh và Vũ đoàn Hà Nội Trẻ được dàn dựng công phu, đọng lại cảm xúc trong người xem.
Thông qua ngôn ngữ của nghệ thuật, hình ảnh về Hà Nội thanh lịch, văn minh được giới thiệu đến người xem như: “Hà Nội mười hai mùa hoa”; “Tháng mười Hà Nội”, “Phố cũ của tôi”.
Thông qua ngôn ngữ của nghệ thuật, hình ảnh về Hà Nội thanh lịch, văn minh được giới thiệu đến người xem như: “Hà Nội mười hai mùa hoa”; “Tháng mười Hà Nội”, “Phố cũ của tôi”.
Chương trình nghệ thuật cho thấy, văn hóa Hà Nội là một dòng chảy xuyên suốt, nơi hội tụ, kết tinh văn hóa của nhiều vùng miền để tạo nên nét đặc sắc riêng, để từ đó lan toả, góp phần hình thành bản sắc văn hoá Việt Nam. Dòng chảy rực rỡ của văn hóa Thăng Long bắt đầu được định hình rõ nét với cột mốc lịch sử: Đức vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, gây dựng nên mảnh đất đế đô muôn đời: Thăng Long - Hà Nội.
Chương trình nghệ thuật cho thấy, văn hóa Hà Nội là một dòng chảy xuyên suốt, nơi hội tụ, kết tinh văn hóa của nhiều vùng miền để tạo nên nét đặc sắc riêng, để từ đó lan toả, góp phần hình thành bản sắc văn hoá Việt Nam. Dòng chảy rực rỡ của văn hóa Thăng Long bắt đầu được định hình rõ nét với cột mốc lịch sử: Đức vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, gây dựng nên mảnh đất đế đô muôn đời: Thăng Long - Hà Nội.
Dẫu trải qua biết bao thăng trầm, biến cố, nhưng Hà Nội và mùa Thu vẫn luôn gắn với những sự kiện chính trị lịch sử quan trọng để tạo thành “dòng chảy” văn hóa bất tận.
Dẫu trải qua biết bao thăng trầm, biến cố, nhưng Hà Nội và mùa Thu vẫn luôn gắn với những sự kiện chính trị lịch sử quan trọng để tạo thành “dòng chảy” văn hóa bất tận.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần