Bạc Liêu vươn lên trong đại dịch Covid-19

HOÀNG QUÂN - HỒNG LĨNH
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Là một tỉnh nghèo đang phải chật vật đương đầu với đại dịch Covid-19, chịu nhiều thiệt hại kép về mọi mặt, nhưng kinh tế - xã hội của Bạc Liêu vẫn vươn lên mạnh mẽ với nhiều chỉ số tăng trưởng ấn tượng. Đến cuối tháng 10/2021 đã có 10/20 chỉ tiêu kinh tế - xã hội hoàn thành đạt và vượt so kế hoạch.

Sắc xanh của nền kinh tế 
Bạc Liêu có bờ biển dài 56km, với ngư trường rộng lớn gần 40.000km2 cùng 16.000ha bãi bồi đã tạo điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi trồng khai thác và đánh bắt thủy, hải sản phát triển. Nên đây được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn của Bạc Liêu. Ngay từ đầu năm 2021, nhất là khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào tháng 04/2021, những tưởng ngành kinh tế biển của Bạc Liêu sẽ thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống mưu sinh của hàng trăm nghìn người dân nơi đây. Thế nhưng, tính đến tháng 10/2021, tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản lũy kế 10 tháng đầu năm đạt hơn 340 nghìn tấn (trong đó: Tôm hơn 165 nghìn tấn, cá và thủy sản khác hơn 170 nghìn tấn), đạt 82,58% kế hoạch, tăng 5,49% so với cùng kỳ. Chỉ riêng tháng 10/2021 ngành này đã ước đạt gần 40 nghìn tấn.

Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản ở Bạc Liêu 10 tháng đầu năm đạt hơn 340 nghìn tấn - Ảnh: Hồng Quân.

Không những thế, nhiều ngành nghề khác đều khác cũng phủ sắc xanh tăng trưởng. Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tháng 10 tăng 3,88% so với tháng trước, lũy kế 10 tháng tăng 8,93% so với cùng kỳ. Lũy kế đến cuối tháng 10/2021, toàn tỉnh ước có 2.860 doanh nghiệp với số vốn đăng ký hơn 42 nghìn tỷ đồng. Tổng thu ngân sách nhà nước (thu nội địa) ước đạt 308 tỷ đồng, lũy kế 10 tháng đầu năm 3.103,268 tỷ đồng, đạt 93% dự toán, tăng 4,37% so với cùng kỳ. Dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, dịch tả lợn châu Phi cơ bản được kiểm soát. Công tác xây dựng nông thôn mới luôn được quan tâm thực hiện, hướng đến xây dựng nông thôn mới nâng cao. Hiện có 08 xã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao; 78 ấp được công nhận ấp nông thôn mới kiểu mẫu. Chỉ riêng trong tháng 10/2021, đã giải quyết việc làm cho 1.576 người, nâng tổng số người được giải quyết việc làm từ đầu năm đến nay là 15 ngàn người, đạt 81,46% kế hoạch năm.
Chủ động và thích ứng để thực hiện mục tiêu kép
Ngay từ cuối năm 2020, nhận thấy tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đối với nền kinh tế sẽ còn kéo dài nên Bạc Liêu có những bước chủ động trong đề ra kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm 2021. Theo đó, Bạc Liêu phải đạt được mục tiêu tiển khai thực hiện quyết liệt có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Thực hiện tốt “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi phát triên kinh tế xã hội. Tốc độ tăng trưởng (GRDP) phải đạt từ 9-10%, thu nhập bình quân đạt 61,71 triệu đồng/người. Kim ngạch xuất khẩu phải đạt hơn 860 tiệu USD.
Để thực hiện các mục tiêu đó, Bạc Liêu đã thực hiện nhiều giải pháp hữu hiệu như tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trọng tâm là phát triển chuỗi giá trị của ngành tôm. Xây dựng các vùng nuôi trồng siêu thâm canh, bán thâm canh. Phát triển mạnh tôm sinh thái kết hợp trồng rừng bảo vệ rừng ven biển. Khai thác biển gắn với bảo tồn và phát triên nguồn lợi thủy sản,,,,  Nhiều ngành nghề khác như thương mại dịch vụ, công nghiệp-xây dựng cũng có nhiều giải pháp phù hợp với nhiệm vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế của Bạc Liêu.
Bà Lê Thị Ái Nam, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bạc Liêu (bìa trái) và ông Phặm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu (thứ 3 từ phải sang) kiểm tra công tác phòng chống dịch ở một đơn vị sản xuất chế biến thủy sản tại TX Giá Rai - Ảnh: Hồng Quân.
Ngày 18/11/2021 vừa qua, ông Phạm Văn Thiều - Chủ tịch UBND tỉnh đã ký ban hành Kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Theo đó, Bạc Liêu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch theo tiêu chí của Bộ Y tế. Góp phần ổn định kinh tế, phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh trong điều kiện “Thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”; đảm bảo an sinh xã hội, việc làm, chăm sóc sức khỏe và đời sống cho Nhân dân.
Bà Lê Thị Ái Nam - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cho biết: "Năm 2021 mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, song với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, Bạc Liêu đã thực hiện hiệu quả mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe Nhân dân, vừa phục hồi, phát triển kinh tế. Đến nay đã có 10/20 chỉ tiêu kinh tế - xã hội hoàn thành đạt và vượt so kế hoạch".
Tập trung chống dịch, không quên an sinh
Tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh vẫn còn diễn biến phức tạp, số ca nhiễm bình quân 250 ca/ngày. Nhưng Bạc Liêu đã chỉ đạo quyết liệt, thần tốc các biện pháp truy vết, khoanh vùng hẹp, quản lý chặt, đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine, huy động các nguồn lực xã hội chăm lo cho người dân… nên đã khống chế được các ổ dịch. Tỷ lệ tiêm vaccine đã đạt hơn 80%, hiện đang triển khai tiêm cho trẻ em từ 12 - dưới 18 tuổi.

Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu ông Lữ Văn Hùng (ngoài cùng trái) và Chủ tịch UBND tỉnh ông Phạm Văn Thiều (ngoài ngoài cùng bên phải) trao số tiền 500.000 đồng của CB-NV tỉnh ủng hộ quỹ chống dịch Covid-19 - Ảnh: Hồng Quân.

Dù tập trung mọi nguồn lực cho chống dịch, nhưng công tác an sinh chăm lo đời sống người dân vẫn được Bạc Liêu chú trọng có chiều sâu. Phong trào đoàn kết giúp dân trong mùa dịch diễn ra sôi nổi, rộng khắp. Tạo sự đồng lòng, chung sức của nhiều tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân trong toàn tỉnh. Mặt trận và các đoàn thể đã tích cực vận động các tổ chức, cá nhân hảo tâm giúp nông dân tiêu thụ phần lớn nông sản bị tồn ứ do ảnh hưởng của dịch bệnh. Hay những bữa ăn 0 đồng được trao tận tay người dân nghèo, thất nghiệp trong mùa dịch.
Hội Phụ nữ tỉnh Bạc Liêu kết hợp Hội Doanh nhân tỉnh tặng quà cho người nghèo khó khăn ở huyện Hòa Bình - Ảnh: Hồng Quân.
Câu chuyện cán bộ đoàn thể TP Bạc Liêu mua giải cứu trên 88 tấn nông sản các loại của bà con xã Hiệp Thành, xã Vĩnh Trạch Đông TP Bạc Liêu vào tháng 9.2021 là một trong trong những điển giữa mùa dịch. Dù đang gặp rất nhiều khó khăn, nhưng tỉnh vẫn đang cùng doanh nghiệp tìm cách bố trí việc làm cho 27.000 lao động là người địa phương trở về từ các tỉnh thành phía Nam trong đợt dịch này.