Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT giải trình nhiều vấn đề “nóng” về thi cử

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Học sinh thi tại địa phương nhưng vẫn có cơ hội xét tuyển vào học ĐH, CĐ; đề thi đảm bảo phân hóa, sự công bằng cho thí sinh thi tại trường ĐH và địa phương tổ chức, đổi mới đúng hướng là những nội dung “nóng” được người đứng đầu ngành giáo dục nước nhà giải trình trước Ủy ban Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về việc đổi mới các kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ, ngày 23/9.  Thi tại địa phương, vẫn có cơ hội vào đại học Tại phiên giải trình này, nhiều đại biểu đánh giá cao quyết định tổ chức một kỳ thi quốc gia của Bộ GD&ĐT bởi tiết kiệm rất lớn chi phí cho xã hội đồng thời giảm áp lực cho thí sinh. Tuy nhiên, các đại biểu không khỏi băn khoăn, đó là việc Bộ GD&ĐT giao cho các sở GD&ĐT tổ chức thi ở một số địa phương cho những học sinh không có nguyện vọng học ĐH. Điều này sẽ dẫn đến hệ lụy khó đảm bảo mặt bằng chất lượng, bởi chúng ta đều biết kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức tại địa phương có tỷ lệ đỗ rất cao nhưng khi thi tuyển vào ĐH, số lượng các học sinh đáp ứng nhu cầu rất thấp.

Kinhtedothi - Học sinh thi tại địa phương nhưng vẫn có cơ hội xét tuyển vào học ĐH, CĐ; đề thi đảm bảo phân hóa, sự công bằng cho thí sinh thi tại trường ĐH và địa phương tổ chức, đổi mới đúng hướng là những nội dung “nóng” được người đứng đầu ngành giáo dục nước nhà giải trình trước Ủy ban Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về việc đổi mới các kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ, ngày 23/9. 

Thi tại địa phương, vẫn có cơ hội vào đại học

Tại phiên giải trình này, nhiều đại biểu đánh giá cao quyết định tổ chức một kỳ thi quốc gia của Bộ GD&ĐT bởi tiết kiệm rất lớn chi phí cho xã hội đồng thời giảm áp lực cho thí sinh. Tuy nhiên, các đại biểu không khỏi băn khoăn, đó là việc Bộ GD&ĐT giao cho các sở GD&ĐT tổ chức thi ở một số địa phương cho những học sinh không có nguyện vọng học ĐH. Điều này sẽ dẫn đến hệ lụy khó đảm bảo mặt bằng chất lượng, bởi chúng ta đều biết kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức tại địa phương có tỷ lệ đỗ rất cao nhưng khi thi tuyển vào ĐH, số lượng các học sinh đáp ứng nhu cầu rất thấp.  
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT giải trình nhiều vấn đề “nóng” về thi cử - Ảnh 1
Trước việc làm thế nào để đảm bảo mặt bằng chất lượng thi cử, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, nếu không đổi mới thi thì vẫn phải đặt ra việc đảm bảo mặt bằng giống nhau. Việc tổ chức thi có thể nơi này nơi khác cá biệt có vi phạm, nhưng phần lớn nghiêm túc. Sẽ có nhiều giải pháp để giải quyết việc này chứ không chỉ bằng một cơ chế đồng nhất. “Chống tiêu cực là việc thường xuyên phải làm. Trong quá trình coi, phải thanh tra, chấm thi cũng phải thanh tra, kiểm tra; khi đỗ vào trường cũng phải thanh tra, kiểm tra”- Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định. 

Giải thích về việc tổ chức thi theo cụm, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, tiêu chí cụm là theo khu vực địa lý, tổ chức thi liên tỉnh. Năm trước, các cháu thi ĐH phải về thành phố, thì nay các em chỉ phải thi tốt nghiệp và thi ĐH một lần tại địa bàn gần hơn các cụm trước đây. Chúng tôi hướng tạo thuận lợi cho các em vùng sâu, vùng xa, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc chỉ có nguyện vọng tốt nghiệp THPT. Cũng theo Bộ trưởng Luận, các em thi tốt nghiệp tại địa phương vẫn có cơ hội xét tuyển vào ĐH, CĐ vì có một số trường ĐH, CĐ có đề án tuyển sinh riêng chỉ xét tuyển dựa vào kết quả học tập và điểm thi tốt nghiệp. Do vậy, các em cần theo dõi thông tin tuyển sinh của các trường để có cân nhắc thực hiện đúng nguyện vọng của mình. 

Trả lời câu hỏi của đại biểu về đề thi sẽ ra như thế nào, Bộ trưởng Luận cho biết, không thể nói chuyện bếp núc này vì “bí mật quốc gia”. Tuy nhiên, Bộ trưởng khẳng định đảm bảo chủ động hoàn toàn trong việc ra đề và những thay đổi trong đề thi không làm các em bị sốc, bất ngờ, khó khăn, lúng túng mà chỉ có tác động tích cực. Đề thi chủ yếu kiểm tra năng lực, có phần cơ bản để xét tốt nghiệp và có câu hỏi để phân hóa. Hay nói cách khác, đề thi sẽ có phần bình thường, khó và rất khó. Với cách ra đề kiểu này, HS sẽ không phải học thuộc lòng,  cho dù có mang tài liệu vào phòng thi cũng không sử dụng được. 

Xem xét cụm thi địa phương

Người đứng đầu ngành giáo dục cũng cho biết, việc tuyển sinh vào ĐH theo khối thi có thể thay đổi, bổ sung thêm do sự thay đổi nhu cầu đầu vào nguồn nhân lực. “Chúng tôi đang động viên các trường thay đổi chương trình nội dung dạy học, để từ đó thay đổi đầu vào. Chẳng hạn, có thể xét tuyển đầu vào là Toán, Lý, Hóa thành Văn, Toán, Lý…Về cơ bản khối thi ở các trường là ổn định, nếu có thay đổi khối thi ở khoa nào, ngành nào các trường sẽ có thông báo”. 

Giải trình về lấy kết quả năm học lớp 12 để xét tốt nghiệp, Bộ trưởng Luận cho biết việc này đã làm từ năm 2014 với 50% thi tốt nghiệp và 50% kết quả học tập và năm nay sẽ tiếp tục.

Trước băn khoăn của đại biểu, đổi mới lần này có phải là cuối cùng? Người đứng đầu ngành giáo dục cho biết, Nghị quyết đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT có 2 khối công việc. Khi có chương trình mới, sách giáo khoa mới thì sẽ có phương án thi hoàn toàn mới. Nhưng, các em vẫn học chương trình cũ, thầy cũ, không thể nói các em không được thay đổi gì. Cho nên phải thực hiện đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá; chương trình và thầy cô giáo cũng phải thay đổi để đảm bảo chất lượng. Chính vì thế, việc thi tốt nghiệp, tuyển sinh cũng phải được thay đổi theo đúng hướng.

 
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT giải trình nhiều vấn đề “nóng” về thi cử - Ảnh 2
 
Kết luận phiên giải trình, GS Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đưa ra quan điểm, việc bộ GD&ĐT chọn cụm thi do các ĐH chủ trì là giải pháp mạnh, nếu làm tốt thì sẽ rất hiệu quả, phát huy được ưu điểm tính nghiêm túc của kỳ thi tốt nghiệp THPT so với trước đây. Nhưng phải tính toán, có lộ trình, để không gây sốc cho xã hội. GS Đào Trọng Thi băn khoăn sự công bằng giữa 2 loại các cụm thi ĐH tổ chức; và giữa cụm thi ĐH và địa phương tổ chức. Trong tương lai phải sử dụng triệt để cụm thi do ĐH tổ chức, khi mà chúng ta còn đang băn khoăn tổ chức thi, chấm thi chưa nghiêm túc, thì giải pháp này là ưu thế hơn.
Còn đối với việc tổ chức cụm thi địa phương, có sự bất cập đó là tính nghiêm túc là không đồng đều. Nhất là khi kinh nghiệm đã cho chúng ta thấy và dư luận đều biết. Thực tế nếu không khác nhau thì không cần phân ra 2 loại cụm thi, nếu địa phương làm tốt thì giao hết về địa phương. Hai loại cùng sử dụng kết quả xét tốt nghiệp, rõ ràng không công bằng giữa các thí sinh. Đây là một điểm yếu Bộ GD&ĐT tìm biện pháp sớm khắc phục càng hạn chế bao nhiêu càng tốt.

“Nên chăng cụm thi địa phương chỉ áp dụng cho đối tượng vùng miền núi, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn. Vì hầu hết các em chỉ có nhu cầu tốt nghiệp, ít em có nhu cầu vào ĐH, kể cả khi điểm thi cao. Đây là cách ưu tiên. Mặt khác, những đối tượng này thì cũng thi luôn tại trường, không cần thiết phải lập cụm thi địa phương, vì thay vì bắt các em đi 300 cây số như trước giờ bắt các cháu đi 150 cây thì cũng không nên”- GS Đào Trọng Thi đề nghị.