Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các nước châu Á trợ giá hỗ trợ người nghèo, bình ổn thị trường

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Trong tình cảnh giá thực phẩm và xăng dầu rủ nhau tăng vọt, hàng loạt quốc gia châu Á đang mở rộng chính sách trợ giá và áp dụng các biện pháp kiềm chế giá cả để nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, hỗ trợ người nghèo và bình ổn thị trường tiêu dùng.

KTĐT - Trong tình cảnh giá thực phẩm và xăng dầu rủ nhau tăng vọt, hàng loạt quốc gia châu Á đang mở rộng chính sách trợ giá và áp dụng các biện pháp kiềm chế giá cả để nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, hỗ trợ người nghèo và bình ổn thị trường tiêu dùng.

 

Sau khi gia hạn áp dụng chính sách trợ giá dầu diesel và nhiên liệu để nấu ăn cho người dân cả nước, chính quyền Ấn Độ cam kết trong vài tuần tới sẽ áp dụng thêm các hình thức trợ giá thực phẩm. Chính quyền cũng đã lên kế hoạch trao tiền mặt trực tiếp cho dân nghèo để mua dầu hỏa, đồng thời hỗ trợ các công ty bán lẻ xăng dầu nhà nước 4,4 tỷ USD để họ tiếp tục bán với mức giá thấp hơn giá thị trường cho người dân. Ngoài ra, New Delhi cũng nâng mức khởi điểm chịu thuế thu nhập từ 160.000 rupee (3.546 USD)/năm lên 180.000 rupee (4.000 USD)/năm.

 

Tại Hong Kong, chính quyền tuyên bố miễn tiền thuê nhà của nhà nước trong vòng hai tháng và cam kết trợ giá tiền điện cho dân. Ngoài ra, nhà chức trách Hong Kong cũng cấp 6.000 đôla Hong Kong (770 USD) vào tài khoản cho mỗi người dân hưởng lương hưu, và tăng thêm 20% các khoản miễn giảm thuế cho các gia đình nuôi trẻ em và người già. Tổng cộng gói cứu trợ này lên đến 2,36 tỷ USD. Lạm phát tại Hong Kong tăng 2,5% trong năm 2010 và nhiều khả năng sẽ chạm ngưỡng 4,5% trong năm nay. Chính quyền Hong Kong cũng cam kết sẽ tăng quỹ đất để hạ nhiệt giá nhà đất đang tăng vọt.


Trong khi đó, chính quyền Thái Lan quyết định tiếp tục kéo dài chính sách miễn phí tiền điện cho các hộ gia đình sử dụng dưới 90 số điện/tháng, miễn phí xe buýt và tàu hỏa hạng 3 thêm bốn tháng nữa cho tới tháng 7/2011. Chính sách này sẽ khiến chính quyền Bangkok tốn thêm 294 triệu USD. Chính quyền đang xem xét khả năng có miễn phí vô thời hạn đối với xe buýt và tàu hỏa hạng 3 hay không. Hồi tháng 1/2010 mức lương tối thiểu đã tăng và sẽ tăng lương cho nhân viên nhà nước từ tháng 4/2011. Ngoài ra, chính quyền cũng đang trợ giá dầu diesel, khí gas nấu ăn và kiểm soát giá 39 mặt hàng, trong đó có thịt heo và trứng. Ngân hàng Thái Lan mới đây cũng tuyên bố đang xem xét khả năng tăng lãi suất cơ bản.

 

Tương tự, Malaysia khẳng định sẽ không tăng giá xăng dầu dù giá dầu thô thế giới đang tăng vọt. Ở Malaysia, giá xăng Ron 95 hiện khoảng 0,62 USD/lít, dầu diesel 0,59 USD/lít. Mức nhiên liệu trợ giá cho xe gắn máy và phương tiện giao thông công cộng ở Indonesia hiện chỉ khoảng 0,5 USD/lít, trong khi giá nhiên liệu không trợ giá đã lên tới 0,9 USD/lít.

 

Indonesia mới ban hành gói chính sách tài chính,trong đó gồm việc bỏ thuế giá trị gia tăng (VAT) áp dụng đối với việc bán nhà ở trị giá dưới 70 triệu rupiah (Rp), tương đương 7.910 USD (mức trước đây là 55 triệu Rp); bỏ thuế bán dầu ăn cho người nghèo; áp dụng thuế VAT đối với hàng hóa xuất khẩu, các dịch vụ về cầu đường; đơn giản hóa các thủ tục hải quan và thuế cho một số hàng hóa nhập khẩu phục vụ các nhu cầu về từ thiện, VHXH, công cộng;…

 

Trước đó, Trung Quốc và Singapore đã thực hiện các biện pháp trợ giá tương tự cho người dân. "Phần lớn các nền kinh tế châu Á không thể thả nổi giá mọi thứ theo cơ chế thị trường, bởi người nghèo tại các nước này đã phải sống trong tình cảnh bấp bênh từ lâu rồi", Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Korn Chatikavanij khẳng định.