Tại dự án sửa chữa tuyến đường tránh TP Huế, Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu nhà thầu phải bóc toàn bộ những đoạn bị hằn lún và tổ chức thảm lại bê tông nhựa đường ngay trong tháng 7. Nếu nhà thầu sửa đường không đảm bảo, sẽ cách chức lãnh đạo nhà thầu, thay tư vấn giám sát. Đồng thời, Bộ trưởng Bộ GTVT giao Cục Quản lý xây dựng & Chất lượng công trình giao thông, Vụ Kết cấu hạ tầng lập kế hoạch chi tiết từng phân đoạn, chỗ nào có biểu hiện lún là phải sửa ngay, không để tình trạng hằn lún vệt bánh xe tiếp diễn.
Công Trình
Dừng thu phí qua hầm đường bộ Đèo Ngang do đường xấu Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản yêu cầu Tổng Công ty Sông Đà phải dừng thu phí tại trạm qua hầm đường bộ Đèo Ngang bắt đầu từ 9 giờ ngày 10/7 do mặt đường trước cửa hầm bị hằn lún gây nguy hiểm, mất ATGT. Được biết tình trạng mất ATGT trên đã được Cục Quản lý đường bộ II có văn bản nhắc nhở nhiều lần nhưng không được Tổng Công ty Sông Đà (nhà đầu tư BOT hầm đường bộ Đèo Ngang) sửa chữa. Do đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam buộc nhà đầu tư BOT phải dừng thu phí tại trạm cho đến khi sửa chữa khắc phục xong toàn bộ các hư hỏng trên. Đồng thời, giao Cục Quản lý đường bộ II phối hợp với Sở GTVT Hà Tĩnh và Quảng Bình tổ chức giám sát nhà đầu tư BOT trong việc thực hiện dừng thu phí và khắc phục tồn tại.
Trần Đồng
Động thổ xây dựng cầu Bản Côm Ngày 10/7, Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với tỉnh Yên Bái tổ chức động thổ xây dựng cầu Bản Côm. Đây là cây cầu đầu tiên thuộc Dự án 186 cầu treo dân sinh cho 28 tỉnh, thành miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên được động thổ xây dựng. Cây cầu thép Bản Côm có tổng mức đầu tư là 2,59 tỷ đồng, độ bền khai thác 25 năm. Cầu rộng 2 mét, dài 50mét, được xây dựng theo mẫu thiết kế được Bộ GTVT phê duyệt, có kết cấu phần trên bằng thép, có móng trụ tháp và mố neo bằng bê tông cốt thép, cao hơn mức lũ lịch sử 1 mét để đảm bảo thoát nước và vật cản, cây trôi mùa mưa lũ. Cầu sẽ hoàn thành sau một tháng thi công, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân ngay trước mùa lũ năm 2014.
Trình Vũ
Chậm, hủy chuyến bay tăng hơn 40% Theo Cục Hàng không Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm tình trạng chậm, hủy chuyến bay của các hãng hàng không đã tăng hơn 40%. Nguyên nhân là do thời tiết có nhiều biến động, hiện tượng sương mù không chỉ xuất hiện ở miền Bắc, miền Trung mà còn xảy ra ở miền Nam ảnh hưởng đến hoạt động hạ, cất cánh. Riêng tháng 3, Vietnam Airlines đã phải dừng hoạt động ở sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa) 10 ngày, các sân bay Vinh, Cát Bi, Điện Biên… cũng có nhiều ngày phải hủy chuyến vì thời tiết. Đặc biệt, sau vụ mất tích của máy bay MH370 của Malaysia, Cục đã nâng an ninh lên cấp độ 1 trong hơn 10 ngày. Do đó, tỷ lệ kiểm tra trực quan về người và hành lý là tăng từ 5 - 10%, nên đã xảy ra tình trạng khách ùn ứ tại các điểm soi chiếu an ninh, không thể lên tàu bay đúng giờ.
Minh Anh