KTĐT - Tại Lào, sáng mồng 1, mọi người mặc quần áo đẹp và đem theo một hộp, chậu, chai lọ... đựng nước đi chúc Tết. Người được chúc phải đứng yên cho người đến chúc té nước vào người. Mọi người tin rằng người nào “được” ướt nhiều, năm đó sẽ được nhiều may mắn, hạnh phúc.
Mỗi nước châu Á lại có phong tục đón Năm Mới rất riêng biệt, nhưng tục lệ nào cũng mang ý nghĩa cầu chúc cho tất cả mọi người trong Năm Mới an lành, may mắn và hạnh phúc.
Phong tục đón Năm Mới
Trung Quốc: Tương truyền, trong ngày Tết, than được coi là bùa hộ mệnh. Một viên than được gói vào giấy đỏ và giấu ở ngưỡng cửa được coi là niềm may mắn mang lại hạnh phúc cho cả năm.
Riêng ở vùng núi Tây Tạng lại có tục lệ xông nhà vào lúc giao thừa. Người Tây Tạng có lệ kiêng không dùng người trong nhà, mà phải là người không thân thích với gia chủ.
Cũng giống như người Anh, người xông nhà phải là thanh niên trai tráng chưa vợ, nhanh nhẹn, hoạt bát và không được xông quá 5 nhà vì như vậy, theo người Tây Tạng, sẽ san sẻ lộc. Tuy nhiên, nếu người xông nhà mà có năm sinh giống như gia chủ là tốt nhất.
Khi đến xông nhà, người đi xông nhà phải mang theo ba thứ: một bó hoa tươi, một cành lộc và một loại quả. Khi ra về được gia chủ tiễn và phải đi giật lùi. Riêng những người trong nhà không được đi đâu trước 8 giờ sáng hôm sau.
Campuchia: Đêm giao thừa, mọi gia đình vùng Biển Hồ làm một cái đèn thật đẹp trên một cái máng xinh xắn rồi đem ra thả trên mặt hồ.
Hàng nghìn ngọn đèn trôi lung linh thành một hội hoa đăng thật vui và đẹp. Người Campuchia tin rằng đèn của nhà nào vừa đẹp, vừa sáng suốt đêm thì nhà ấy sang Năm Mới gặp nhiều điều tốt lành.
Tết đến, người Campuchia còn có tục đắp những núi cát nhỏ với ý nghĩa là xây dựng những cái tốt. Vì thế mà ngày Tết, người ta thấy xuất hiện hàng loạt những núi cát nhỏ như thế khắp nơi trên đường phố.
Lào: Sáng mồng 1, mọi người mặc quần áo đẹp và đem theo một hộp, chậu, chai lọ... đựng nước đi chúc Tết. Người được chúc phải đứng yên cho người đến chúc té nước vào người. Mọi người tin rằng người nào “được” ướt nhiều, năm đó sẽ được nhiều may mắn, hạnh phúc.
Myanmar: Trong những ngày đầu Năm Mới, người dân Myanmar rất thích chơi thi nhảy kiểu ếch và bưng nước chạy.
Những người tham gia trò chơi nháy kiểu ếch phải nhảy theo tư thế của con ếch hết đoạn đường qui định; còn những người dự thi bưng nước chạy phải bưng một bát nước đầy chạy tới điểm qui định. Ai về đích trước mà bát nước còn nhiều nhất sẽ thắng cuộc (thể hiện ước mong trời mưa vào ngày Tết).
Mông Cổ: Ngày Tết, gặp nhau người ta chào: “Chúc cho đàn cừu của anh (chị) béo tốt”, vì cừu ở đây đông hơn người.
Nhật Bản: Nhà nào cũng có 3 cành cây trong những ngày Tết. Cành tre thể hiện mong muốn cho những đứa trẻ trong nhà mau lớn, cành thông biểu hiện sự sống lâu của các thành viên trong gia đình, cành mận tượng trưng cho những người giúp việc mạnh mẽ.
Triều Tiên: Ngày đầu Năm Mới, người ta thức dậy từ lúc mặt trời vừa ló. Mỗi người đem một ít tiền cho vào trong hình nộm bằng rơm, sau đó đem bỏ ngoài đường phố nhằm đuổi tà ma, quỉ ám để đón vận may.
Đến khi hoàng hôn buông xuống, người ta lại lấy tóc rụng được thu thập trong năm ra đốt, mong sự bình an cho cả năm.
Quần đảo Mergui (Ấn Độ Dương): Năm Mới, người ta chúc nhau sụt một tuổi, cứ mỗi năm bớt một tuổi. Lão làng ở đây là... 0 tuổi! Theo cách tính này, con người cứ mỗi năm thì trẻ một tuổi.
Ấn Độ: Người Ấn Độ có phong tục vào lúc giao thừa, người ta vây quanh đống lửa ca hát và nhảy múa đón chào Năm Mới và dùng bột mì kỳ cọ cơ thể, sau đó vứt vào đống lửa.
Tại những nơi công cộng, người ta còn sẵn thùng bột màu để mọi người tạt vào nhau và ai được nhiều bột màu là người ấy Năm Mới sẽ hạnh phúc.
Món ăn ngày Tết
Trung Quốc: Món ăn trong bữa tiệc cuối năm của người Trung Quốc rất phong phú, nhưng nhất định không thể thiếu món đậu phụ, khoai sọ và cá.
Điều này có nguyên nhân bởi vì trong tiếng Trung Quốc, đậu phụ phát âm gần như âm phúc (hạnh phúc), cá và khoai sọ đều phát âm là "yu" (đồng âm với dư). Mồng hai Tết có tục làm bánh gatô từ bột gạo, mỳ ống và bánh rán nhân thịt.
Ấn Độ: Các món ăn ngày thường của ấn Độ đã cay, còn ngày Tết thì độ cay còn gấp bội. Bánh kẹo thì thật ngọt, nếu không quen người ta dễ cảm thấy khé cổ. Người Ấn Độ còn có tục uống trà pha sữa trâu Mura có bỏ nhiều đường và gừng tươi vào cho thơm và uống lúc còn nóng.
Indonesia: Ngày Tết thường có món bánh giống như bánh tét ở Việt Nam. Họ dùng gạo tẻ đem gói trong lá dừa rồi hấp chín và tráng miệng bằng nước trái cây như nước dứa, xoài và dưa hấu.
Ngoài ra còn có các món sate hay gulai làm bằng ruột dê hay bò với thịt, mỡ, đậu rang tán nhỏ cùng các gia vị như chanh, muối ớt, hành khô... Còn món rêđan (thịt kho nước dừa) và món đemđan (thịt thái nhỏ ướp muối rồi phơi khô) khi ăn đem rán rồi dầm vào dấm.
Mông Cổ: Hầu hết các món ăn cho ngày Tết đều chế biến từ sữa. Trên mâm cỗ lúc nào cũng có thịt nướng cặp vằn thắn, sữa và các món ăn chế biến từ sữa.
Người Mông Cổ còn có tục uống trà đầu năm rất trang trọng. Giờ giao thừa, người ta pha trà rót ra chén thứ nhất đem ra trước sân nhà vẩy khắp bốn hướng, đến chén thứ hai dành cho chủ nhà và sau đó đến mọi thành viên trong gia đình.
Nhật Bản: Người Nhật Bản quan niệm món mỳ ống tượng trưng cho sự trường thọ, vì vậy, bữa ăn đoàn tụ trong ngày Tết của các gia đình Nhật Bản không thể thiếu món mỳ ống. Họ ăn mỳ ống với mong ước được sống lâu.
Ngoài ra, trong những ngày đầu xuân, các gia đình Nhật Bản rất thích món cá chép rán vì tin rằng cá chép sẽ tăng thêm sinh lực để làm việc.
Các kiểu chào đầu Năm Mới
Cắn vai nhau: Ở một số đảo thuộc nước Philippines lại có tục khi gặp nhau vào dịp Tết thì điều trước tiên là phải cắn vào vai nhau, cắn càng đau càng biểu lộ tình cảm nồng nàn, gắn bó, thiết tha... Thật đúng với câu tục ngữ: "Yêu nhau lắm, cắn nhau đau !".
Cọ mũi, cụng trán: Ở vùng núi phía Bắc ấn Độ, tục gặp nhau vào ngày đầu năm, hay để chúc tụng lẫn nhau người ta thường cọ mũi vào nhau. Cọ mũi càng mạnh thì làm ăn mới gặp nhiều may mắn, suôn sẻ... Còn thổ dân Maori ở Niu Dilân thì lại cụng trán để tỏ thiện chí. Cụng càng đau càng "hên" trong Năm Mới.
Cúi gập mình: Người lsrael (Do Thái) lúc gặp nhau vào ngày lễ tết thì họ cúi gập mình xuống, vừa đưa bàn tay lên ngang tai rồi chúc nhau bằng từ "shalom", có nghĩa là "hoà bình".
Người Nhật Bản cũng duy trì tục lệ khi chào nhau họ đứng lại rồi cúi gập người xuống vài ba lần, sau đó mới hỏi han về sức khỏe, về công ăn việc làm. Còn người ấn Độ thì sau khi cúi gập mình xuống lại đưa hai tay đặt vào ngực để tỏ lòng thành kính với khách.
Chạm nhẹ vào lòng bàn tay: Người Malaixia khi chào nhau vào dịp đầu Năm Mới chỉ chạm nhẹ bàn tay mình vào lòng bàn tay người đối diện, sau đó thì thu tay lại rồi áp sát vào tim chừng vài giây đồng hồ để chứng tỏ sự chào mừng đã được tiếp nhận một cách chân tình.
Lúc hai người chào nhau, người nào lớn tuổi hơn thì lãnh phần chào hỏi trước. Nếu gặp phụ nữ, việc chạm tay vào phụ nữ hết sức bị cấm kỵ, cho nên người đàn ông phải chờ cho người phụ nữ chìa tay ra trước.
Một số dân tộc theo đạo Hồi như người lnđônêxia, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ... cũng có lời chào đầu năm như người Malaysia.
Đưa đấm tay, chìa ngón trỏ: Ở Triều Tiên, khi gặp nhau vào ngày tết người ta thường nắm tay lại thành nắm đấm, giơ nắm đấm ra đồng thời chìa ra một ngón trỏ để chào hỏi nhau./.
Mỗi nước châu Á lại có phong tục đón Năm Mới rất riêng biệt, nhưng tục lệ nào cũng mang ý nghĩa cầu chúc cho tất cả mọi người trong Năm Mới an lành, may mắn và hạnh phúc.
Phong tục đón Năm Mới
Trung Quốc: Tương truyền, trong ngày Tết, than được coi là bùa hộ mệnh. Một viên than được gói vào giấy đỏ và giấu ở ngưỡng cửa được coi là niềm may mắn mang lại hạnh phúc cho cả năm.
Riêng ở vùng núi Tây Tạng lại có tục lệ xông nhà vào lúc giao thừa. Người Tây Tạng có lệ kiêng không dùng người trong nhà, mà phải là người không thân thích với gia chủ.
Cũng giống như người Anh, người xông nhà phải là thanh niên trai tráng chưa vợ, nhanh nhẹn, hoạt bát và không được xông quá 5 nhà vì như vậy, theo người Tây Tạng, sẽ san sẻ lộc. Tuy nhiên, nếu người xông nhà mà có năm sinh giống như gia chủ là tốt nhất.
Khi đến xông nhà, người đi xông nhà phải mang theo ba thứ: một bó hoa tươi, một cành lộc và một loại quả. Khi ra về được gia chủ tiễn và phải đi giật lùi. Riêng những người trong nhà không được đi đâu trước 8 giờ sáng hôm sau.
Campuchia: Đêm giao thừa, mọi gia đình vùng Biển Hồ làm một cái đèn thật đẹp trên một cái máng xinh xắn rồi đem ra thả trên mặt hồ.
Hàng nghìn ngọn đèn trôi lung linh thành một hội hoa đăng thật vui và đẹp. Người Campuchia tin rằng đèn của nhà nào vừa đẹp, vừa sáng suốt đêm thì nhà ấy sang Năm Mới gặp nhiều điều tốt lành.
Tết đến, người Campuchia còn có tục đắp những núi cát nhỏ với ý nghĩa là xây dựng những cái tốt. Vì thế mà ngày Tết, người ta thấy xuất hiện hàng loạt những núi cát nhỏ như thế khắp nơi trên đường phố.
Lào: Sáng mồng 1, mọi người mặc quần áo đẹp và đem theo một hộp, chậu, chai lọ... đựng nước đi chúc Tết. Người được chúc phải đứng yên cho người đến chúc té nước vào người. Mọi người tin rằng người nào “được” ướt nhiều, năm đó sẽ được nhiều may mắn, hạnh phúc.
Myanmar: Trong những ngày đầu Năm Mới, người dân Myanmar rất thích chơi thi nhảy kiểu ếch và bưng nước chạy.
Những người tham gia trò chơi nháy kiểu ếch phải nhảy theo tư thế của con ếch hết đoạn đường qui định; còn những người dự thi bưng nước chạy phải bưng một bát nước đầy chạy tới điểm qui định. Ai về đích trước mà bát nước còn nhiều nhất sẽ thắng cuộc (thể hiện ước mong trời mưa vào ngày Tết).
Mông Cổ: Ngày Tết, gặp nhau người ta chào: “Chúc cho đàn cừu của anh (chị) béo tốt”, vì cừu ở đây đông hơn người.
Nhật Bản: Nhà nào cũng có 3 cành cây trong những ngày Tết. Cành tre thể hiện mong muốn cho những đứa trẻ trong nhà mau lớn, cành thông biểu hiện sự sống lâu của các thành viên trong gia đình, cành mận tượng trưng cho những người giúp việc mạnh mẽ.
Triều Tiên: Ngày đầu Năm Mới, người ta thức dậy từ lúc mặt trời vừa ló. Mỗi người đem một ít tiền cho vào trong hình nộm bằng rơm, sau đó đem bỏ ngoài đường phố nhằm đuổi tà ma, quỉ ám để đón vận may.
Đến khi hoàng hôn buông xuống, người ta lại lấy tóc rụng được thu thập trong năm ra đốt, mong sự bình an cho cả năm.
Quần đảo Mergui (Ấn Độ Dương): Năm Mới, người ta chúc nhau sụt một tuổi, cứ mỗi năm bớt một tuổi. Lão làng ở đây là... 0 tuổi! Theo cách tính này, con người cứ mỗi năm thì trẻ một tuổi.
Ấn Độ: Người Ấn Độ có phong tục vào lúc giao thừa, người ta vây quanh đống lửa ca hát và nhảy múa đón chào Năm Mới và dùng bột mì kỳ cọ cơ thể, sau đó vứt vào đống lửa.
Tại những nơi công cộng, người ta còn sẵn thùng bột màu để mọi người tạt vào nhau và ai được nhiều bột màu là người ấy Năm Mới sẽ hạnh phúc.
Món ăn ngày Tết
Trung Quốc: Món ăn trong bữa tiệc cuối năm của người Trung Quốc rất phong phú, nhưng nhất định không thể thiếu món đậu phụ, khoai sọ và cá.
Điều này có nguyên nhân bởi vì trong tiếng Trung Quốc, đậu phụ phát âm gần như âm phúc (hạnh phúc), cá và khoai sọ đều phát âm là "yu" (đồng âm với dư). Mồng hai Tết có tục làm bánh gatô từ bột gạo, mỳ ống và bánh rán nhân thịt.
Ấn Độ: Các món ăn ngày thường của ấn Độ đã cay, còn ngày Tết thì độ cay còn gấp bội. Bánh kẹo thì thật ngọt, nếu không quen người ta dễ cảm thấy khé cổ. Người Ấn Độ còn có tục uống trà pha sữa trâu Mura có bỏ nhiều đường và gừng tươi vào cho thơm và uống lúc còn nóng.
Indonesia: Ngày Tết thường có món bánh giống như bánh tét ở Việt Nam. Họ dùng gạo tẻ đem gói trong lá dừa rồi hấp chín và tráng miệng bằng nước trái cây như nước dứa, xoài và dưa hấu.
Ngoài ra còn có các món sate hay gulai làm bằng ruột dê hay bò với thịt, mỡ, đậu rang tán nhỏ cùng các gia vị như chanh, muối ớt, hành khô... Còn món rêđan (thịt kho nước dừa) và món đemđan (thịt thái nhỏ ướp muối rồi phơi khô) khi ăn đem rán rồi dầm vào dấm.
Mông Cổ: Hầu hết các món ăn cho ngày Tết đều chế biến từ sữa. Trên mâm cỗ lúc nào cũng có thịt nướng cặp vằn thắn, sữa và các món ăn chế biến từ sữa.
Người Mông Cổ còn có tục uống trà đầu năm rất trang trọng. Giờ giao thừa, người ta pha trà rót ra chén thứ nhất đem ra trước sân nhà vẩy khắp bốn hướng, đến chén thứ hai dành cho chủ nhà và sau đó đến mọi thành viên trong gia đình.
Nhật Bản: Người Nhật Bản quan niệm món mỳ ống tượng trưng cho sự trường thọ, vì vậy, bữa ăn đoàn tụ trong ngày Tết của các gia đình Nhật Bản không thể thiếu món mỳ ống. Họ ăn mỳ ống với mong ước được sống lâu.
Ngoài ra, trong những ngày đầu xuân, các gia đình Nhật Bản rất thích món cá chép rán vì tin rằng cá chép sẽ tăng thêm sinh lực để làm việc.
Các kiểu chào đầu Năm Mới
Cắn vai nhau: Ở một số đảo thuộc nước Philippines lại có tục khi gặp nhau vào dịp Tết thì điều trước tiên là phải cắn vào vai nhau, cắn càng đau càng biểu lộ tình cảm nồng nàn, gắn bó, thiết tha... Thật đúng với câu tục ngữ: "Yêu nhau lắm, cắn nhau đau !".
Cọ mũi, cụng trán: Ở vùng núi phía Bắc ấn Độ, tục gặp nhau vào ngày đầu năm, hay để chúc tụng lẫn nhau người ta thường cọ mũi vào nhau. Cọ mũi càng mạnh thì làm ăn mới gặp nhiều may mắn, suôn sẻ... Còn thổ dân Maori ở Niu Dilân thì lại cụng trán để tỏ thiện chí. Cụng càng đau càng "hên" trong Năm Mới.
Cúi gập mình: Người lsrael (Do Thái) lúc gặp nhau vào ngày lễ tết thì họ cúi gập mình xuống, vừa đưa bàn tay lên ngang tai rồi chúc nhau bằng từ "shalom", có nghĩa là "hoà bình".
Người Nhật Bản cũng duy trì tục lệ khi chào nhau họ đứng lại rồi cúi gập người xuống vài ba lần, sau đó mới hỏi han về sức khỏe, về công ăn việc làm. Còn người ấn Độ thì sau khi cúi gập mình xuống lại đưa hai tay đặt vào ngực để tỏ lòng thành kính với khách.
Chạm nhẹ vào lòng bàn tay: Người Malaixia khi chào nhau vào dịp đầu Năm Mới chỉ chạm nhẹ bàn tay mình vào lòng bàn tay người đối diện, sau đó thì thu tay lại rồi áp sát vào tim chừng vài giây đồng hồ để chứng tỏ sự chào mừng đã được tiếp nhận một cách chân tình.
Lúc hai người chào nhau, người nào lớn tuổi hơn thì lãnh phần chào hỏi trước. Nếu gặp phụ nữ, việc chạm tay vào phụ nữ hết sức bị cấm kỵ, cho nên người đàn ông phải chờ cho người phụ nữ chìa tay ra trước.
Một số dân tộc theo đạo Hồi như người lnđônêxia, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ... cũng có lời chào đầu năm như người Malaysia.
Đưa đấm tay, chìa ngón trỏ: Ở Triều Tiên, khi gặp nhau vào ngày tết người ta thường nắm tay lại thành nắm đấm, giơ nắm đấm ra đồng thời chìa ra một ngón trỏ để chào hỏi nhau./.