Có mở rộng hình thức tố cáo hay không, giải quyết tố cáo nặc danh hay quy định về bảo vệ người tố cáo là những vấn đề có nhiều quan điểm khác nhau.
Nhiều điểm mớiTheo Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu, điểm mới của Dự luật là đã bổ sung một chương mới về tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý tố cáo. Trong đó, quy định rõ trách nhiệm của người giải quyết tố cáo, trách nhiệm của người bị tố cáo, trách nhiệm của cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý tố cáo. Đồng thời cũng quy định việc bảo vệ người tố cáo, nhằm khuyến khích, động viên người dân dũng cảm đấu tranh chống lại các hành vi tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật, giúp các cơ quan Nhà nước phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật.Luật sư tư vấn pháp luật cho người dân quận Hai Bà Trưng. |
Về hình thức tố cáo, Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu cho biết, trong cơ quan soạn thảo hiện có 2 loại ý kiến khác nhau: Loại ý kiến thứ nhất cho rằng chỉ nên quy định 2 hình thức là tố cáo bằng đơn thư và tố cáo trực tiếp. Tránh lợi dụng các hình thức tố cáo để tố cáo tràn lan, cố ý tố cáo sai sự thật. Loại ý kiến thứ hai cho rằng, ngoài 2 hình thức này, Dự luật cần quy định bổ sung các hình thức tố cáo khác như tố cáo bằng fax, email, điện thoại để tạo điều kiện cho người tố cáo thực hiện quyền tố cáo, qua đó kịp thời phát hiện và xử lý đối với các hành vi vi phạm. “Tuy nhiên, Chính phủ thống nhất theo loại ý kiến thứ nhất” - Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết.
Đối với những tố cáo nặc danh (không rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo), theo Tổng Thanh tra Chính phủ, thực tế những năm qua, các cơ quan Nhà nước mới chỉ giải quyết được 87,4% tổng số đơn tố cáo có danh. Nếu luật quy định việc giải quyết tố cáo nặc danh sẽ gây khó khăn cho các cơ quan Nhà nước trong quá trình xem xét giải quyết. Với trường hợp người tố cáo lợi dụng quyền tố cáo để thông tin nặc danh sai sự thật thì không có căn cứ để xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người tố cáo. Do đó, Dự luật chưa quy định về việc giải quyết tố cáo nặc danh.Trong cuộc thẩm tra, có ý kiến lập luận, thực tế không ít trường hợp người tố cáo còn bị trả thù, bị trù dập, trong khi việc bảo vệ người tố cáo chưa có cơ chế hữu hiệu để đảm bảo, nên nhiều người không dám tố cáo hành vi vi phạm pháp luật. Để kịp thời phát hiện và xử lý đối với các hành vi vi phạm, cần quy định về việc giải quyết tố cáo đối với trường hợp người tố cáo không ghi họ tên, địa chỉ của mình.Cơ quan nào bảo vệ người tố cáo?Quanh vấn đề bảo vệ người tố cáo, các ý kiến trong Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng: Dự luật còn quy định chung chung, chưa quy định rõ cơ quan nào là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ người tố cáo; kinh phí, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho việc bảo vệ. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đặt vấn đề, bảo vệ người tố cáo là nội dung quan trọng nhưng Dự luật dường như mới chỉ dừng ở mức luật hóa Nghị định hiện hành của Chính phủ. Ông Tùng nghi ngại về tính khả thi của các giải pháp mới đưa ra.Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương cũng nhận định, Dự luật bổ sung trách nhiệm của cơ quan Nhà nước về bảo vệ người tố cáo nhưng quy định lại chung chung kiểu “Thủ trưởng cơ quan cần có biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo”. “Biện pháp cần thiết là gì? Một người tố cáo ông thủ trưởng, người đó tha không hại chết người tố cáo thì thôi chứ giờ lại yêu cầu người này bảo vệ người tố cáo mình thì quá mơ hồ. Thực tế là hiện người tố cáo có được ai bảo vệ đâu”. Một số ý kiến cho rằng, cần có lực lượng chuyên trách để làm việc này. Đồng thời cũng cần đánh giá tác động của quy định này về ngân sách và nguồn nhân lực để thực hiện, nhằm đảm bảo tính khả thi của Dự luật. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu quy định cụ thể.