KTĐT - Ủy ban đặc nhiệm cấp cao của Liên hợp quốc về an ninh lương thực toàn cầu đang xây dựng chiến lược mới để thống nhất hành động toàn cầu về chống đói nghèo.
Ngày 5/11, Liên hợp quốc đã kêu gọi cộng đồng quốc tế xây dựng và thực hiện một đường lối mới cho cuộc chiến chống đói nghèo trên toàn cầu vì cho đến nay, tiến trình chống đói nghèo tuy đạt được tiến bộ, nhưng vẫn chậm chạp với gần 1 tỷ người trên thế giới bị đói kinh niên và bị phủ nhận quyền con người, cơ bản nhất là quyền được cung cấp lương thực.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh các hệ thống cung cấp lương thực dù ở quy mô quốc gia cũng như quốc tế đều rất dễ bị tổn thương, vì vậy, chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự, các nhà tài trợ... cần hành động thống nhất không chỉ để nâng cao nhận thức về đói nghèo mà còn xử lý toàn diện tất cả các lĩnh vực khác nhau của cuộc chiến chống nghèo đói trên toàn cầu.
Ủy ban đặc nhiệm cấp cao của Liên hợp quốc về an ninh lương thực toàn cầu đang xây dựng chiến lược mới để thống nhất hành động toàn cầu về chống đói nghèo.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Joseph Deiss cho rằng mặc dù các chương trình bảo vệ xã hội có vai trò thiết yếu để đáp ứng nhu cầu của những người nghèo dễ bị tổn thương nhất trong xã hội, nhưng những nguyên nhân căn bản nhất về kinh tế, xã hội và cơ cấu của đói nghèo cần phải được giải quyết tận gốc thông qua việc tăng đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Theo Tổng Giám đốc Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) Jacques Diouf, cộng đồng thế giới cần hành động chung để đảo ngược xu thế giảm thị phần đầu tư vào nông nghiệp trong ngân sách viện trợ phát triển chính thức (ODA).
Thị phần đầu tư vào nông nghiệp trong tổng ODA đã giảm từ 19% năm 1980 xuống còn 3% năm 2006 và nay cần phải tăng lên tới mức ít nhất là 6%. Các nước hiện thiếu lương thực kinh niên cần tăng phần đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn trong ngân sách quốc gia hàng năm lên ít nhất 10%.
Giám đốc chấp hành Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) Josette Sheeran nêu rõ thời điểm hiện nay là thời điểm khẩn cấp để hành động nhằm biến giấc mơ của hàng tỷ người đói trên hành tinh thành hiện thực.
Nông nghiệp là chìa khóa cho an ninh lương thực và là động lực căn bản để tăng trưởng kinh tế và tạo ra sự giàu có./.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh các hệ thống cung cấp lương thực dù ở quy mô quốc gia cũng như quốc tế đều rất dễ bị tổn thương, vì vậy, chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự, các nhà tài trợ... cần hành động thống nhất không chỉ để nâng cao nhận thức về đói nghèo mà còn xử lý toàn diện tất cả các lĩnh vực khác nhau của cuộc chiến chống nghèo đói trên toàn cầu.
Ủy ban đặc nhiệm cấp cao của Liên hợp quốc về an ninh lương thực toàn cầu đang xây dựng chiến lược mới để thống nhất hành động toàn cầu về chống đói nghèo.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Joseph Deiss cho rằng mặc dù các chương trình bảo vệ xã hội có vai trò thiết yếu để đáp ứng nhu cầu của những người nghèo dễ bị tổn thương nhất trong xã hội, nhưng những nguyên nhân căn bản nhất về kinh tế, xã hội và cơ cấu của đói nghèo cần phải được giải quyết tận gốc thông qua việc tăng đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Theo Tổng Giám đốc Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) Jacques Diouf, cộng đồng thế giới cần hành động chung để đảo ngược xu thế giảm thị phần đầu tư vào nông nghiệp trong ngân sách viện trợ phát triển chính thức (ODA).
Thị phần đầu tư vào nông nghiệp trong tổng ODA đã giảm từ 19% năm 1980 xuống còn 3% năm 2006 và nay cần phải tăng lên tới mức ít nhất là 6%. Các nước hiện thiếu lương thực kinh niên cần tăng phần đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn trong ngân sách quốc gia hàng năm lên ít nhất 10%.
Giám đốc chấp hành Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) Josette Sheeran nêu rõ thời điểm hiện nay là thời điểm khẩn cấp để hành động nhằm biến giấc mơ của hàng tỷ người đói trên hành tinh thành hiện thực.
Nông nghiệp là chìa khóa cho an ninh lương thực và là động lực căn bản để tăng trưởng kinh tế và tạo ra sự giàu có./.