Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cần giải pháp khắc phục tình trạng chỉ số giá tiêu dùng tăng khi lương tăng

Vân Hà - Ảnh: Thanh Hải
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi-Tại phiên thảo luận tổ chiều 1/7, các đại biểu HĐND TP Hà Nội thống nhất nhận định, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, TP Hà Nội đã tích cực tập trung triển khai mạnh mẽ các biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Bức tranh kinh tế của Thủ đô có kết quả nổi bật.

Các đại biểu tham gia thảo luận tại tổ
Các đại biểu tham gia thảo luận tại tổ

Theo đó, tại phiên thảo luận tổ, các đại biểu đã tham gia thảo luận 4 nội dung: nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), an ninh, quốc phòng và thu, chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2024 của TP Hà Nội; Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công cấp TP năm 2024 và định hướng Kế hoạch đầu tư công năm 2025 của TP Hà Nội; cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 cấp TP; Đề án về nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô.

Bổ sung các nguyên nhân khiến số lượng doanh nghiệp giảm

Qua thảo luận, các đại biểu đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện của TP trong triển khai các Nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết, Chương trình của Thành ủy và của HĐND TP trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH đã được xác định từ cuối năm 2023 và nội dung triển khai công tác năm 2024.

Trong bối cảnh tình hình chính trị của thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, biến động phức tạp, khó lường, TP đã tích cực tập trung triển khai mạnh mẽ các biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Bức tranh kinh tế của Thủ đô có kết quả nổi bật và được đại biểu đánh giá cao là: Tổng thu NSNN trên địa bàn thực hiện là 252.054 tỷ đồng (đạt 61,7% dự toán), tăng 12,5% so với cùng kỳ; Vốn đầu tư phát triển xã hội ước đạt 208.784 tỷ đồng, tăng 9,55% - cao hơn so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 9,0%). Các ngành kinh tế thương mại, dịch vụ được duy trì tăng trưởng; du lịch được phục hồi với nhiều chỉ số tích cực…

Đại biểu tham gia thảo luận tại tổ chiều 1/7
Đại biểu tham gia thảo luận tại tổ chiều 1/7

Cùng với đó, TP đã quan tâm đến triển khai thực hiện công tác quy hoạch, phát triển hạ tầng giao thông và hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội…; tích cực xây dựng và phối hợp các bộ, ban, ngành Trung ương tiếp thu, hoàn thiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2045 và tầm nhìn đến năm 2065 trình Quốc hội cho ý kiến. Đặc biệt TP đã tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi để báo cáo Chính phủ và được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua với tỷ lệ tán thành cao. Đây là các căn cứ pháp lý rất quan trọng để kịp thời thể chế hóa các quan điểm, định hướng phát triển, tạo cơ chế đột phá, huy động tối đa nguồn lực, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh, đưa Thủ đô tiếp tục phát triển nhanh, bền vững...

Bên cạnh những kết quả đạt được, các đại biểu cũng đề nghịđánh giá kỹ hơn nguyên nhân chỉ số giá tiêu dùng tăng cao trong các tháng đầu năm; các giải pháp từ sớm, từ xa khắc phục tình trạng này trong các tháng cuối năm khi mức lương cơ sở được tăng thêm từ ngày 1/7/2024.

Đánh giá kỹ hơn nguyên nhân khách quan, chủ quan về thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, mặt nước chưa đạt kết quả cao. Bổ sung thêm các nguyên nhân khách quan, chủ quan của việc số lượng doanh nghiệp giảm so với năm 2023; công tác hỗ trợ doanh nghiệp chưa phát huy hiệu quả như mong đợi.

Các đại biểu nhấn mạnh, từ 1/7/2024, có 7 Luật có hiệu lực, do đó đề nghị UBND TP bổ sung các giải pháp triển khai thực hiện các Luật này trong báo cáo kinh tế xã hội 6 tháng cuối năm 2024. Đặc biệt tập trung triển khai quán triệt thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi), Luật Đất đai (sửa đổi) để các cấp, các ngành nằm rõ từng nội dung, có kế hoạch lộ trình triển khai thực hiện cụ thể.

Thảo luận tổ, các đại biểu đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện của TP trong triển khai các nhiệm vụ của Trung ương và TP 
Thảo luận tổ, các đại biểu đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện của TP trong triển khai các nhiệm vụ của Trung ương và TP 

Đôn đốc triển khai các công trình trọng điểm của TP

Với nhóm nội dung điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công cấp TP năm 2024 và định hướng Kế hoạch đầu tư công năm 2025 của TP Hà Nội; cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 cấp TP, đại biểu đề nghị UBND TP tập trung chỉ đạo quyết liệt và mạnh mẽ hơn nữa trong triển khai các dự án đầu tư công. Trong đó cần có những chỉ đạo, định hướng lớn trong việc tháo gỡ các điểm nghẽn trong thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng, giải quyết đồng bộ cho toàn TP chứ không phải chỉ riêng lẻ từng khu vực.

Đôn đốc triển khai các công trình trọng điểm của TP và tiến độ chung các dự án trên địa bàn các quận, huyện, thị xã; nâng cao khả năng giải ngân của các dự án trong 6 tháng cuối năm 2024.

Tiếp tục cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 (việc lập danh mục dự án, bố trí vốn trong trung hạn, triển khai các dự án chuyển tiếp, điều chỉnh nguồn vốn trong năm 2024…); khả năng đáp ứng nguồn lực để bảo đảm đủ nguồn dự kiến của Kế hoạch đầu tư công trung hạn như hiện nay...

Với nhóm nội dung về Đề án về Nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn cứu hộ trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, các đại biểu đề nghị UBND TP tiếp tục rà soát đề án để bảo đảm triển khai những nội dung liên quan đến đầu tư phát triển hạ tầng phòng cháy chữa cháy được nêu trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 vừa được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7.

Tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả 5 nhóm giải pháp, 13 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá và 5 nhiệm vụ định kỳ, thường xuyên nêu tại Đề án. Cùng đó, tập trung các giải pháp tuyên truyền nội dung Đề án (đặc biệt là trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và người dân), bảo đảm thực hiện Đề án thực sự hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân cũng như huy động được sự tham gia của toàn xã hội trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cửu hộ của TP; nghiên cứu mạng lưới đường nước riêng phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy.

Đại biểu tham gia thảo luận tại tổ chiều 1/7
Đại biểu tham gia thảo luận tại tổ chiều 1/7

Thảo luận về Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô, đa số đại biểu đánh giá cao việc xây dựng và triển khai Đề án nhằm tạo bộ mặt mới cho giao thông công cộng của Thủ đô trong tương lai.

Để triển khai tốt các nội dung trong thời gian tới, đề nghị UBND TP tiếp tục rà soát Đề án để bảo đảm triển khai những nội dung liên quan đến đầu tư phát triển hạ tầng giao thông công cộng, hạ tầng đường sắt đô thị được nêu trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 vừa được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7.

Xây dựng lộ trình, kế hoạch triển khai phân đoạn dự án gắn với việc nghiên cứu kỹ lưỡng khả năng kết nối của các tuyến đường sắt đô thị và yêu cầu phát triển đô thị của Thủ đô; ưu tiên ứng dụng các công nghệ hiện đại, quản lý giao thông và kiểm soát hành khách theo các ứng dụng thông tin để áp dụng triển khai hiệu quả.

Phân tích chi tiết khả năng cân đối vốn, đặc biệt cần tận dụng tối đa các nguồn hỗ trợ của Trung ương và tính toán kỹ các khoản vay tương ứng với khả năng thu ngân sách và trả nợ của TP, đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư; Nghiên cứu, sớm làm rõ các chính sách hỗ trợ cho các nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị, đặc biệt là các nhà đầu tư trong nước.