Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Châu Âu: Làn sóng bãi công dâng cao

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Làn sóng biểu tình, bãi công đang xảy ra khắp châu Âu những ngày này, người lao động hết sức bất bình trước chính phủ và các công ty tư nhân áp dụng chính sách tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu dẫn đến cắt giảm lương, sa thải nhân công hàng loạt và cắt giảm phúc lợi xã hội.

KTĐT - Làn sóng biểu tình, bãi công đang xảy ra khắp châu Âu những ngày này, người lao động hết sức bất bình trước chính phủ và các công ty tư nhân áp dụng chính sách tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu dẫn đến cắt giảm lương, sa thải nhân công hàng loạt và cắt giảm phúc lợi xã hội.

         
Tình trạng phản đối biểu tình mạnh mẽ nhất tại châu Âu hiện nay là ở Hy Lạp. Người dân lớn tiếng la ó phán đối những nỗ lực của thủ tướng George Papandreou nhằm giảm thâm hụt ngân sách. Hy Lạp đang chịu sức ép để cắt giảm mức thâm hụt ngân sách 12,7%, mức cao nhất trong khối sử dụng đồng Euro hiện nay. Cơn thịnh nộ như ngọn lửa bùng lên do chính phủ nước này cắt giảm mạnh tay đối với những phúc lợi xã hội của người dân. Biểu tình khiến trường học, các cơ quan hành chính và tòa án phải đóng cửa, các hoạt động tại ngân hàng, bệnh viện và các công ty nhà nước bị gián đoạn do chỉ có một số lượng nhỏ người đi làm tại đây. Tất cả những biểu tình phản kháng nói trênkhiến tình trạng rối ren tại Hy Lạp ngày càng trở nên trầm trọng, khó tìm được lối ra hơn.

        
Tại tất cả các thành phố lớn của Tây Ban Nha đêm 23/2 các tổ chức công đoàn đã tiến hành tổ chức biểu tình phản đối những kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu của người dân nước này lên 67 tuổi. Cuộc biểu tình diễn ra tại khắp các thành phố Madrid, Barcelona và Valencia, các nhà tổ chức biểu tình ước tính tại thủ đô Tây Ban Nha số người tham gia biểu tình lên tới 50.000 người, các cuộc biểu tình phản đối sẽ lan rộng ra khắp cả nước trong hết tuần này. Kinh tế Tây Ban Nha hiện chưa thoát khỏi cơn khủng hoảng, tỷ lệ người trẻ tuổi thất nghiệp chiếm tới 35% trong giới trẻ.

           
Trong số các nước có mức thâm hụt ngân sách lớn như Bồ Đào Nha, Italia, Ireland, Hy Lạp và Tây Ban Nha thì Tây Ban Nha đối mặt với làn sóng phản đối quyết liệt nhất của người dân trước những kế hoạch của chính phủ để kiểm soát được tài chính công. Nhiều nhà quan sát lo ngại tình trạng của khủng hoảng ngân sách của Tây Ban Nha còn tồi tệ hơn của Hy Lạp, đơn giản là vì kinh tế Tây Ban Nha lớn gấp năm lần so với kinh tế Hy Lạp, mặc dù với các nguồn hỗ trợ từ các nước thành viên giàu có trong khối sử dụng đồng tiền chung Euro như Đức thì vẫn không đủ để có thể cứu vãn được nước này.

           
Tại Pháp các cuộc biểu tình của công nhân lọc dầu và điều không đang đe dọa làm chao đảo hệ thống giao thông nước này. Chính phủ Pháp lo ngại tình trạng nổi loạn của người lao động nên tổng thống Nicolas Sarkozy đã ra chỉ thị cần phải cứng rắn với các tổ chức công đoàn.


Tại Italia, hãng xe Fiat tuần này bất ngờ ngưng hoạt động sản xuất tại tất cả các nhà máy sản xuất trên đất Ý, trong hai tuần sa thải 30.000 nhân viên và dự đoán sẽ còn tiếp tục đóng cửa các cơ sở sản xuất trong tháng tới.

           
Trong thời kỳ kinh tế tương đổi ổn định trong thập kỷ đầu khi sử dụng đồng tiền Euro, những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh như Tây Ban Nha được lợi thế khi gia nhập khối đồng tiền chung châu Âu như mức lãi suất thấp, nhưng những nước này lại để cho giá cả và chi phí của họ dần dần tăng giá khiến cho nền kinh tế của các nước này trở nên không có sức cạnh tranh khi so với những nền kinh tế giàu có và lớn trong khối Euro như Đức. Thông thường thì khi mức giá cả và chi phí xảy ra hiện tượng chênh lệch giữa các nền kinh tế thì sẽ được xử lý bằng cách phá giá đồng tiền, nhưng các thành viên trong khối sử dụng đồng Euro đã xóa bỏ khả năng linh hoạt đó. Do vậy các nước như Ailen, Hy Lạp và Tây Ban Nha và một số nước khác đang trải qua tình trạng "phá giá tự bên trong" theo như cách gọi của các nhà kinh tế, cắt giảm mức lương và chi phí, và nếu như cần thiết sẽ để cho thất nghiệp tăng mạnh. Vấn đề này được nhà kinh tế học Mỹ được giải Nobel Joseph Stiglitz đưa ra nhận xét: các chính sách thiểu phát đã đe dọa làm cho kinh tế còn đi xuống hơn, gây ra tình trạng khủng hoảng ngân sách cấp bách do thu thuế bị sụt giảm và tiền trả cho người thất nghiệp tăng lên./.