Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Châu Âu tìm biện pháp ngăn chặn tái diễn khủng hoảng

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Cuộc họp các Bộ trưởng Tài chính Liên minh châu Âu (EU) trong hai ngày 18 và 19/10 tại Luxembourg được coi là cơ hội để khối này tìm các giải pháp nhằm ngăn chặn tái diễn cuộc khủng hoảng nợ công và khôi phục niềm tin vào đồng Euro.

KTĐT - Cuộc họp các Bộ trưởng Tài chính Liên minh châu Âu (EU) trong hai ngày 18 và 19/10 tại Luxembourg được coi là cơ hội để khối này tìm các giải pháp nhằm ngăn chặn tái diễn cuộc khủng hoảng nợ công và khôi phục niềm tin vào đồng Euro.

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống lại chính sách thắt chặt chi tiêu tại Italia và đình công phản đối kế hoạch cải cách hưu trí tại Pháp ngày càng căng thẳng. Tại cuộc họp quan trọng này, các đại biểu có nhiệm vụ lựa chọn một trong hai đề xuất khác nhau về các quy định nghiêm ngặt hơn để hậu thuẫn đồng Euro. Đó là các đề xuất trừng phạt các nước có thâm hụt ngân sách và nợ công quá lớn như Hy Lạp hồi tháng Năm, khiến EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế phải tìm cách "giải cứu" để tránh xảy ra tình trạng vỡ nợ nhà nước.


Nhiều chuyên gia cho rằng không phải thâm hụt ngân sách mà chính tỷ lệ nợ cá nhân, tiền lương cao và các chương trình trợ cấp xã hội khổng lồ mới là thủ phạm đứng sau cuộc khủng hoảng nợ tại một số nước châu Âu như Ireland hay Tây Ban Nha.


Một vấn đề quan trọng và được cho là nhạy cảm tại cuộc họp này là liệu Ủy ban châu Âu (EC) có được trao quyền hạn lớn hơn để giám sát tình hình khó khăn ở từng nước thành viên EU như mất cân bằng thương mại, bong bóng bất động sản và trừng phạt các nước không làm theo khuyến cáo hay không? EC đề xuất Chính phủ các nước phải trình kế hoạch chi tiêu hàng năm vào đầu năm để kiểm soát Chính phủ các nước trong EU có vi phạm các mục tiêu và quy định của Eurozone hay không. Đặc biệt, theo đề xuất này các nước không tuân thủ sẽ bị phạt số tiền tương đương 0,2% GDP và sẽ được tự động thực hiện, trừ khi có công hàm phản đối. Hiện nay, một số nền kinh tế đầu tàu của EU như Pháp và Đức đều vi phạm các quy định về thâm hụt ngân sách và nợ công nhưng chưa bị trừng phạt.


Chủ tịch Ngân hàng châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet đã phàn nàn về việc Chính phủ Trung Quốc can thiệp để hạ thấp tỷ giá của đồng Nhân dân tệ (NDT). Ông Simon Tilford, đến từ ECB London nhận định: "Châu Âu nhiều khả năng sẽ là người thua cuộc trong cuộc chiến này" khi các nền kinh tế lớn của châu Á như Trung Quốc và Hàn Quốc chạy đua để giữ cho đồng tiền của họ ổn định so với đồng USD. Từ trước đến nay, ECB luôn hoài nghi về biện pháp cơ bản trong kiểm soát tỷ giá bằng cách mua hoặc bán đồng Euro. Ngoài ra, sự can thiệp chỉ phát huy được hiệu quả cao nhất khi có sự phối hợp giữa các Ngân hàng Trung ương các nước trong Liên minh châu Âu. Tuy nhiên triển vọng về sự phối hợp này có vẻ không khả quan do quy mô kinh tế của các nước EU không đồng đều.