Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Có khoảng 2,5 triệu người Hồi giáo dự lễ hành hương Hajj

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Ngày 16/11, ngày khởi đầu của Lễ hiến tế "Eid Al-Adha," người hành hương sẽ tế thần bằng một con vật, thường là cừu.

KTĐT - Ngày 16/11, ngày khởi đầu của Lễ hiến tế "Eid Al-Adha," người hành hương sẽ tế thần bằng một con vật, thường là cừu.

Người Hồi giáo từ khắp nơi trên thế giới ngày 14/11 đã tập trung về Arập Xêút để bắt đầu lễ hội hành hương Hajj hàng năm.

Mùa lễ hội Hajj năm nay ước tính có khoảng 2,5 triệu người tham gia.

Người hành hương xuất phát từ Thánh địa Mecca đến thành phố linh thiêng Mina vào đúng ngày thứ tám của tháng hành hương "Dhul Hijja" theo lịch Hồi giáo. Sáng hôm sau, họ sẽ đến Núi Arafat, cách Mina 10km về phía Đông Nam, để cầu nguyện và đọc kinh Quran.

Sau khi Mặt trời lặn, người hành hương sẽ đến al-Muzdalifah, nằm giữa đường từ Núi Arafat đến Mina, để tiến hành nghi lễ ném đá trừ quỷ "Ramy al-Jamarat."

Ngày 16/11, ngày khởi đầu của Lễ hiến tế "Eid Al-Adha," người hành hương sẽ tế thần bằng một con vật, thường là cừu. Sau đó các tín đồ trở lại Mecca và đi vòng quanh khối đá thiêng Kaaba màu đen xẫm, và đây là hoạt động cuối cùng của lễ hành hương Hajj.

Lễ hành hương Hajj là một trong năm lễ hội quan trọng của đạo Hồi, mà bất cứ tín đồ Hồi giáo nào cũng phải tham gia ít nhất một lần trong đời.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho lễ hội, bên cạnh việc tăng cường an ninh, Chính phủ Arập Xêút đã tiến hành xây dựng một số cơ sở hạ tầng mới. Trong năm nay, tuyến đường sắt mới, nối thành phố Mina với Núi Arafat đã được đưa vào sử dụng. Cầu Jamarat, nơi tổ chức lễ ném đá trừ quỷ, cũng đã được nâng cấp.