Thành phần dinh dưỡng của nấm
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Nấm là loại nguyên liệu nấu ăn có hương vị thơm ngon mà không có natri hoặc chất béo. Các loại nấm phổ biến thường được sử dụng là: Nấm hương, nấm mỡ, nấm mỡ trắng, nấm sò, nấm kim châm, nấm maitake,... Mỗi loại nấm đều có hình thức và hương vị riêng. Khi chọn nấm, bạn cần đảm bảo rằng chúng không bị ẩm, không bị mốc, còn săn và dai. Chúng ta có thể bảo quản nấm trong túi giấy bên trong tủ lạnh khoảng 5 ngày. Khi sẵn sàng sử dụng nấm, bạn chỉ cần làm sạch bụi bẩn trên nấm là được.
Các chất dinh dưỡng khác nhau tùy thuộc từng loại nấm. Nhìn chung, chúng là nguồn cung cấp các nhóm dưỡng chất sau:
Chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại có thể gây bệnh tim và ung thư. Ngoài ra, chúng cũng giúp bảo vệ bạn chống lại tác hại của quá trình lão hóa, đồng thời tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Nấm rất giàu chất chống oxy hóa là selen - nguồn khoáng chất rất tốt cho sức khỏe.
Beta glucan
Đây là một dạng chất xơ hòa tan trong thực phẩm, có liên quan chặt chẽ tới việc cải thiện cholesterol và tăng cường sức khỏe tim mạch. Ngoài có còn giúp cơ thể điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Nấm sò và nấm hương được cho là có nhiều beta glucan hiệu quả nhất.
Vitamin nhóm B
Nấm cũng rất giàu vitamin nhóm B như riboflavin, niacin và axit pantothenic. Sự kết hợp của chúng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Cụ thể, riboflavin tốt cho hồng cầu. Niacin tốt cho hệ tiêu hóa, giúp duy trì làn da khỏe mạnh. Còn axit pantothenic rất tốt cho hệ thần kinh, giúp cơ thể tạo ra các hormone cần thiết.
Đồng
Đồng giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu, sử dụng để cung cấp oxy đến khắp cơ thể. Đây cũng là loại khoáng chất quan trọng đối với các quá trình khác trong cơ thể như giúp bảo vệ xương và dây thần kinh. Ngay cả khi được nấu chín, 1 bát nấm cũng có thể cung cấp khoảng 1⁄3 lượng đồng được khuyến nghị tiêu thụ hằng ngày.
Kali
Kali là khoáng chất rất quan trọng đối với chức năng tim mạch, cơ và thần kinh. Có rất nhiều kali trong nấm mỡ nấu chín.
Có nên sử dụng nấm trong ngày mưa bão?
Theo nguồn tin trên VOV, mùa mưa bão đang kéo đến là “thời điểm vàng” cho các căn bệnh truyền nhiễm sinh sôi. Do đó, điều quan trọng nhất là phải tăng cường sức đề kháng của cơ thể trong giai đoạn này bằng một chế độ ăn lành mạnh và an toàn. Nấm có nên nằm trong chế độ ăn đó?
Rashi Chahal, một nhà dinh dưỡng học nổi tiếng, đã chia về mức độ an toàn của việc ăn nấm trong mùa mưa. Theo bà, để giữ được thân hình cân đối và khỏe mạnh trong những đợt gió mùa, bạn cần tuân thủ một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Đối với những người có sức khỏe kém, nên tránh ăn nấm vào khi trời trở gió vì nấm phát triển trong môi trường ẩm và có nhiều vi khuẩn gây bệnh sinh sôi bên trong.
Tuy nhiên, đừng quên rằng nấm cũng có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Chế biến nấm đúng cách
Chế biến nấm thật chín
Khi chế biến nấm, cần đảm bảo đun sôi nấm trong khoảng thời gian tầm 10 phút tùy loại. Việc này để đảm bảo rằng nấm đã chín hoàn toàn và không có gì gây hại cho cơ thể.
Không vệ sinh, sơ chế nấm quá kỹ
Đa phần nấm là loài chỉ có thể sinh trưởng được trong môi trường sạch. Vì vậy khi sơ chế, không nên rửa quá kỹ sẽ làm nấm mất dần đi những dưỡng chất vốn có. Nấm cũng là loại thực phẩm siêu hút nước, nếu rửa nhiều sẽ làm nấm ngấm nhiều nước hơn và lúc này nấm sẽ bị nhạt khi chế biến, dẫn tới mất độ ngọt tự nhiên và mất ngon.