Năm 2018, tổng doanh thu dự kiến của Hapro đạt 7.992 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 118 tỷ đồng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 213 triệu USD, nộp ngân sách Nhà nước 182 tỷ đồng. Trong năm 2019, tổng doanh thu dự kiến đạt 9.430 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 170 tỷ đồng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 235 triệu USD.
Theo phê duyệt của UBND TP Hà Nội, tính đến ngày 1/7/2016, giá trị của Hapro là 4.043,2 tỷ đồng nhưng có ý kiến cho rằng Hapro không nói rõ phương thức định giá DN dựa trên cơ sở nào và có minh bạch hay không? Ông lý giải như thế nào về ý kiến này?- Trước hết, tôi khẳng định Hapro không tự định giá tài sản khi CPH mà được UBND TP Hà Nội giao cho Ban Chỉ đạo CPH Hapro gồm 10 sở ngành, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ. Ban Chỉ đạo CPH Hapro đã lựa chọn đơn vị tư vấn độc lập xác định giá trị DN theo đúng các quy định của Nghị định 59/2011/NĐ-CP và báo cáo Ban Chỉ đạo CPH Hapro xem xét, quyết định. Kết quả xác định giá trị DN nêu rõ trước khi CPH, Hapro quản lý sử dụng 183 địa điểm nhà, đất. Sau CPH, Nhà nước thu hồi 63 địa điểm và giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội - Sở TN&MT tiếp nhận, tổ chức bán đấu giá.Như vậy, Hapro sau khi CPH chỉ được quản lý sử dụng 114 địa điểm, gồm 96 địa điểm tại Hà Nội, 18 địa điểm tại các tỉnh, TP khác. Trong đó có 99 địa điểm thuê trả tiền hàng năm; 15 điểm đã trả tiền 1 lần; 32 địa điểm là nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước, còn lại là nhà thuộc tài sản DN, đất thuê của Nhà nước. Theo quy định tại Nghị định 59/2011/NĐ-CP các địa điểm thuê đất 50 năm trả tiền một lần hoặc đã trả tiền một lần cho suốt thời gian thuê sẽ được xác định vào giá trị DN.Thời gian thẩm định giá trị DN phải mất gần 2 năm mới hoàn tất cho thấy việc thậm định rất thận trọng chặt chẽ, góp phần nâng giá trị DN tăng hơn 400 tỷ đồng so với thời điểm trước định giá. Cụ thể, giá trị DN theo sổ sách kế toán trước khi CPH là 3.557 tỷ đồng, giá trị DN sau khi xác định lại là 4.043 tỷ đồng. Kết quả xác định giá trị DN cho thấy việc định giá tài sản DN hoàn toàn minh bạch, đúng quy định của pháp luật và sẵn sàng cho phiên IPO vào ngày 30/3/2018.
Người tiêu dùng mua hàng tại siêu thị Hapro Thanh Xuân. Ảnh: Hoài Nam |
Cụ thể, trong 114 địa điểm Hapro ký hợp đồng thuê đất quản lý, sử dụng thì có 74 địa điểm phải làm siêu thị, cửa hàng kinh doanh, 16 địa điểm làm kho hàng, phát triển dự án đầu tư, 6 địa điểm làm văn phòng…Đặc biệt, sau khi Hapro hoàn tất CPH, các sở, ban, ngành TP sẽ tiếp tục kiểm tra, giám sát qua đó đảm bảo các địa điểm nhà, đất của Hapro phải sử dụng đúng phương án CPH đã được Thủ tướng phê duyệt.Vậy sau khi hoàn tất quá trình CPH chuyển sang theo mô hình Công ty CP, Hapro đặt mục tiêu phát triển kinh doanh, xuất nhập khẩu ra sao, thưa ông?- Sau khi CPH, Hapro tập trung đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và phát triển thị trường nội địa, phấn đấu đến năm 2020 đưa tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu chiếm 80% tổng doanh thu của Hapro, đưa thương hiệu xuất khẩu Hapro trở thành thương hiệu quốc tế hàng đầu tại khu vực. Hapro tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả của hệ thống thương mại nội địa theo hướng phát triển hệ thống bán buôn, bán lẻ tại thị trường Hà Nội và một số tỉnh, thành.Nhằm thực hiện kế hoạch đề ra, Hapro phấn đấu xây dựng 5 mặt hàng xuất khẩu gồm gạo, hạt tiêu, hạt điều, cà phê, hàng thủ công mỹ nghệ. Đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu theo hướng tập trung phát triển thị trường ngách, có tiềm năng như ASEAN, Hồng Kông, Ma Cao, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ... Đối với thị trường nội địa, Hapro tiếp tục duy trì, phát triển và kinh doanh có hiệu quả hệ thống siêu thị Hapro Mart và đẩy mạnh kết nối với các nhà cung cấp và trở thành đại lý phân phối cho các nhà sản xuất trên thế giới.Xin cảm ơn ông!