KTĐT - Các nhà nghiên cứu đã công bố một bức ảnh lớn nhất chưa từng có từ trước tới nay về toàn bộ bầu trời, được ghép nối từ 7 triệu hình ảnh, mà mỗi hình ảnh được tạo nên từ 125 triệu pixel (ảnh điểm).
Như vậy tổng cộng bức ảnh được tạo nên từ nghìn tỷ điểm ảnh.
Đây là nỗ lực mới nhất của Cơ quan khảo sát bầu trời số Sloan. Họ đã phá kỷ lục của chính mình trước đó. Và bức ảnh lần này được công bố rộng rãi cho các nhà thiên văn học chuyên nghiệp và cho cả các “nhà khoa học bình thường” khác.
Các dữ liệu của Sloan đã giúp nhận dạng hàng trăm triệu vật thể trong vũ trụ.
Bức ảnh được công bố tại cuộc họp thường niên lần thứ 217 của Hiệp hội thiên văn Mỹ, diễn ra ở
Các nhà nghiên cứu đã đăng tải một đoạn giới thiệu trên YouTube, giải thích hình ảnh có độ nét cao chưa từng có này được tạo nên như thế nào.
Michael Blanton, nhà vật lý tại trường Đại học New York, người thay mặt cho Sloan trình bày công trình trên, cho biết rất khó để phóng đại độ lớn của dữ liệu mà Solan cung cấp.
“Đây là điều mà 50 năm sau vẫn rất quan trọng cho các nhà thiên văn. Chúng tôi cũng sử dụng nó để hiểu hơn về các bức ảnh của riêng chúng tôi”, Blanton cho hay.
Gần nửa tỷ ngôi sao và dải ngân hà đã được phát hiện và mô tả nhờ hình ảnh của Sloan và hình ảnh mới được công bố chắc chắn sẽ góp phần làm tăng mạnh các phát hiện mới.
Sloan cũng đứng sau dịch vụ Google Sky, cho phép người dùng có thể xem tỉ mỉ các thiên đường như là xem các con phố ở nơi họ sống. Sloan cũng đứng sau dự án Galazy Zoo, cho phép những người yêu thiên văn đặc tả các thiên hà từ máy tính riêng của họ.