Thiếu hụt nhân lực
Chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước đã tạo điều kiện cho các đô thị phát triển nhanh chóng và tham gia tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng trong quá trình đô thị hóa đã phát sinh ra nhiều khó khăn, thách thức cần phải giải quyết. Đó là tăng trưởng về dân số dẫn đến quá tải và xuống cấp của hệ thống hạ tầng; vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải, khí thải… từ sinh hoạt hàng ngày của người dân; công tác quản lý xây dựng, sử dụng đất đai đô thị chưa hiệu quả làm phá vỡ quy hoạch đô thị. Đặc biệt là thách thức về việc xây dựng thể chế về quản lý đô thị.PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Minh – Chủ nhiệm Khoa các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, hiện nay, ở Việt Nam đang thiếu hụt một cách trầm trọng lực lượng cán bộ tham gia công tác quản lý phát triển đô thị có tư duy liên ngành. Một thực trạng đang xảy ra là nhiều cán bộ phụ trách công tác đô thị của các địa phương chưa được đào tạo về công tác quy hoạch, quản lý đô thị. Ở địa phương có rất nhiều các chuyên gia giỏi tham gia vào công tác quản lý đô thị, nhưng đa số là những cán bộ nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực.Thực tế đã chứng minh, những hạn chế trong công tác quản lý phát triển đô thị trước đây mà hiện nay đang phải khắc phục phần lớn xuất phát từ việc cán bộ phụ trách không được đào tạo về công tác liên ngành trong quản lý, họ chỉ là những người làm chuyên môn thuần túy. Trong khi quản lý đô thị bao gồm rất nhiều lĩnh vực từ dân cư xã hội, kinh tế tài chính, môi trường, công tác quy hoạch, kiến trúc xây dựng, chiến lược phát triển… là sự tổng thể của kiến thức liên ngành.Việt Nam đang trong quá trình hiện đại hóa, các đô thị sẽ trở thành trung tâm của sự phát triển, nếu không có đội ngũ quản lý đô thị có đủ năng lực sẽ phải trả một giá đắt về môi trường, kinh tế - xã hội trong quá trình phát triển.
Một góc Thủ đô Hà Nội nhìn từ trên cao. Ảnh: Phạm Hùng |
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo này, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm để đưa liên ngành quản lý đô thị trở thành danh mục đào tạo của Nhà nước.
Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ đô thị hóa khá nhanh trong khu vực Đông Nam Á. Chỉ chưa đầy một thập kỷ nữa, 40% dân số cả nước sẽ sống trong đô thị. Việt Nam bắt buộc phải phát triển một hệ thống các TP và đô thị có khả năng cạnh tranh và linh hoạt trong chống chịu và phục hồi các không gian kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển đô thị. PGS.TS Nguyễn Hồng Thục - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu định cư |