Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đáp án cho những thách thức môi trường và nạn đói

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Tổ chức World Watch (WW), một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại New York, Mỹ, mới đây đã đưa ra 15 biện pháp, trong đó phát triển nông nghiệp có thể giúp thế giới đối phó hiệu quả với những thách thức về môi trường và giúp giảm đói nghèo.

KTĐT - Tổ chức World Watch (WW), một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại New York, Mỹ, mới đây đã đưa ra 15 biện pháp, trong đó phát triển nông nghiệp có thể giúp thế giới đối phó hiệu quả với những thách thức về môi trường và giúp giảm đói nghèo.

Biến đổi khí hậu toàn cầu, dân số tăng, cạn kiện nguồn nước cùng với giá thực phẩm leo thang đang là gánh nặng đối với người dân ở nhiều khu vực trên thế giới.

Trước thực tế đó, Tổ chức World Watch (WW), một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại New York, Mỹ, mới đây đã đưa ra 15 biện pháp, trong đó phát triển nông nghiệp có thể giúp thế giới đối phó hiệu quả với những thách thức về môi trường và giúp giảm đói nghèo.

Bà Danielle Nierenberg, đồng Giám đốc dự án "Chăm sóc hành tinh" thuộc WW, cho biết các biện pháp này tập trung vào việc giảm lãng phí thực phẩm, đa dạng hóa cây nông nghiệp cung cấp dinh dưỡng cao có nguồn gốc địa phương, tiết kiệm nước, đầu tư cho phụ nữ làm nông nghiệp, và tổ chức nông nghiệp ở thành thị. Một trong những điểm chính được các chuyên gia WW chú ý là giảm lãng phí thực phẩm.

Một đề xuất quan trọng khác là tổ chức nông nghiệp ngay trong thành phố. Bà Nierenberg nêu ví dụ về phát triển nông nghiệp thành thị ở Kinbera, gần thủ đô Nairobi của Kenya.

Tại đây, những người phụ nữ lập nông trại bằng cách khâu các bao để đựng đất, đục những lỗ xung quanh rồi gieo hạt. Họ có thể để ba bao như vậy trong sân sau hoặc sân thượng hay ban công. Mô hình nông trại kiểu này đang ngày càng phổ biến ở Kenya bởi nó đảm bảo cung cấp rau xanh cho gia đình mà không phải lo ngại trường hợp nổ ra chiến sự.

Theo bà Nierenberg, hoàn toàn có thể áp dụng cách làm này ở các thành phố lớn trên thế giới như Bangkok (Thái Lan), Bắc Kinh (Trung Quốc) hay New York.

WW cũng đề cập đến vấn đề chiếm dụng đất tràn lan tại châu Phi hiện nay. Với sức ép về giá thực phẩm tăng cao, các nước giàu hơn ở Trung Đông và châu Á đang mua đất của người nông dân châu Phi với giá rẻ để tăng năng suất nông nghiệp, vô hình chung bóc lột những nông dân có đất canh tác nhỏ ở châu Phi, gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực.

Vì vậy, các nhà nghiên cứu đề nghị một sự hợp tác đầu tư giữa nước ngoài và nông dân bản địa một cách hiệu quả hơn để không những phía nước ngoài thu được lợi mà vẫn không ảnh hưởng đến việc cung cấp lương thực cho người nông dân.

Đại diện của WW cho rằng nếu những biện pháp trên được áp dụng, con số khoảng 1 tỷ người bị đói hiện nay trên toàn cầu sẽ giảm đáng kể trong vòng 5-10 năm tới.

Với các đề xuất đó, WW hy vọng có sự gia tăng đáng kể đầu tư cho các dự án nông nghiệp và giúp phát triển nông nghiệp ở địa phương./.