Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đấu kiếm Việt Nam đối mặt với khó khăn tìm lực lượng trẻ

Hoàng Quân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thường xuyên có mặt trong chương trình thi đấu của Olympic, ASIAD, SEA Games nhưng đấu kiếm Việt Nam vẫn đứng trước câu chuyện muôn thuở về việc tìm kiếm nguồn vận động viên (VĐV) trẻ cũng như dụng cụ thi đấu.

Thiếu nguồn VĐV trẻ cho tương lai

Tìm kiếm VĐV cho thể là thao chưa bao giờ là dễ dàng, đối với bộ môn đấu kiếm càng khó hơn. Đấu kiếm Việt Nam chưa thể thoát khỏi cảnh thiếu hụt nguồn nhân lực trong công tác đào tạo trẻ nhiều năm qua. Theo tìm hiểu của phóng viên, ngoài việc tìm kiếm các nguồn nhân lực từ các địa phương đi đầu trên cả nước về đấu kiếm như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh… nhiều tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Sơn La… cũng đã được các tuyển trạch viên của bộ môn “săn lùng” nhưng xác suất để lựa chọn được một tài năng là rất nhỏ.

Việc tìm kiếm các VĐV trẻ phục vụ cho kế hoạch phát triển trong tương lai của môn đấu kiếm đang gặp khó khăn. Ảnh: Ngọc Tú.
Việc tìm kiếm các VĐV trẻ phục vụ cho kế hoạch phát triển trong tương lai của môn đấu kiếm đang gặp khó khăn. Ảnh: Ngọc Tú.

Một thực tế tại Giải vô địch đấu kiếm trẻ toàn quốc năm 2022 đang diễn ở Hải Dương có 130 VĐV từ 8 đoàn, gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh và CAND. Với số lượng đơn vị và số VĐV còn quá ít, đông nghĩa với việc tuyển chọn VĐV cho ĐTQG trong thời gian tới cũng bị hạn chế.

Theo huấn luyện viên (HLV) trưởng đội tuyển đấu kiếm quốc gia Phạm Anh Tuấn, bộ môn đã đi tiềm kiếm các tài năng ở nhiều địa phương và điểm trường nhưng nguồn VĐV tiềm năng, đội ngũ kế cận cho các thế hệ đi trước là rất khó khăn.

“Khó khăn từ phía gia đình là điều chúng tôi thường xuyên gặp phải khi không muốn con em theo nghiệp thể thao. Việc tuyển chọn đầu tiên chúng tôi phải làm các em yêu thích đấu kiếm. Khi đó sẽ có cơ sở để mời gia đình lên xem con em mình sẽ tập thế nào, và định hướng cho tương lai khi thi đấu cũng kết thúc sự nghiệp đỉnh cao.  Cái khó của đấu kiếm là chưa phổ biến như nhiều môn khác dẫn đếnrào cản cho HLV khi tiếp xúc với gia đình VĐV để họ đồng ý cho con theo ăn tập” – ông Phạm Anh Tuấn chia sẻ.

Để duy trì 3 tuyến VĐV (năng khiếu, trẻ, đội tuyển) cho một nội dung đấu kiếm cần tới hàng tỷ đồng mỗi năm. Ảnh: Ngọc Tú.
Để duy trì 3 tuyến VĐV (năng khiếu, trẻ, đội tuyển) cho một nội dung đấu kiếm cần tới hàng tỷ đồng mỗi năm. Ảnh: Ngọc Tú.

Cũng theo HLV trưởng đội tuyển đấu kiếm quốc gia, câu chuyện về dinh dưỡng cho các VĐV cũng là vấn đề nan giải khi ở Việt Nam việc chú trọng dinh dưỡng cho các VĐV chưa thể đáp ứng đúng với tiêu chuẩn. Tuyển chọn đã khó nhưng để thuyết phục các VĐV trẻ quyết tâm gắn bó với sự nghiệp đấu kiếm còn khó hơn nhiều khi đấu kiếm là môn thể thao đòi hỏi nhiều yếu tố khắt về mặt thể lực, ngoại hình. Cùng với đó, kinh phí để đào tạo và duy trì trong thời gian dài cũng là vấn đề. Để đào tạo được một tay kiếm có thể thi đấu tốt ở Giải vô địch quốc gia cũng mất từ 6 - 8 năm. Trong khi đó, để duy trì 3 tuyến VĐV (năng khiếu, trẻ, đội tuyển) cho một nội dung đấu kiếm cần tới hàng tỷ đồng mỗi năm.

Bệnh “kinh niên” của đội

Ngoài những yếu tố khắt khe khi tuyển chọn của đấu kiếm, trong thời gian tập luyện các VĐV còn yêu cầu về tư duy thi đấu. Khó khăn là thế nhưng đấu kiếm Việt Nam trong nhiều năm qua chưa bao giờ thiếu các tài năng như Nguyễn Tiến Nhật, Vũ Thành An, Bùi Thị Thu Hà… Trong đó, Hà Nội luôn là đơn vị đi đầu về thành tích của cả nước ở mọi đấu trường. Tuy nhiên, đấu kiếm vẫn còn đó những bệnh “kinh niên” như thiếu dụng cụ tập luyện. Câu chuyện thiếu kiếm tập và thi đấu đã trở thành nỗi ám ảnh của đấu kiếm. Theo đúng quy định, Nhà nước cấp kinh phí, cơ chế để mua, nhưng cái khó ở Việt Nam không có cơ sở hay nhà máy nào sản xuất bởi kiếm nằm trong danh mục vũ khí thể thao, đòi hỏi những quy định khắt khe về nhập khẩu.

Thiếu trang thiết bị luyện tập là căn bệnh "kinh niên" của đấu kiếm Việt Nam. Ảnh: Ngọc Tú.
Thiếu trang thiết bị luyện tập là căn bệnh "kinh niên" của đấu kiếm Việt Nam. Ảnh: Ngọc Tú.

“Vào năm 2016 đội được cấp phát tám thanh kiếm cho một nội dung, sau đó khi đi tập huấn thầy và trò động viên nhau chủ động trích kinh phí tập huấn và tiền cá nhân để mua sắm thêm” – HLV Phạm Anh Tuấn chia sẻ.

Theo như tìm hiểu, SEA Games 31 các tuyển thủ đều phải sử dụng kiếm cũ để tập luyện cũng như thi đấu. Trong khi đó, yêu cầu của bộ môn đề ra theo tiêu chuẩn mỗi VĐV cần 2 cây kiếm/tháng để bảo đảm tốt chuyên môn trong tập luyện và thi đấu. Ngoài ra, nguồn kinh phí để VĐV thi đấu quốc tế từ cũng có hạn, việc huy động nguồn lực xã hội hoá vẫn còn hạn chế ở các địa phương khiến duy trì và cải thiện thành tích bộ môn là bài toán chưa có câu trả lời.

Theo tiêu chuẩn mỗi VĐV cần 2 cây kiếm/tháng để bảo đảm tốt chuyên môn trong tập luyện và thi đấu. Ảnh: Ngọc Tú.
Theo tiêu chuẩn mỗi VĐV cần 2 cây kiếm/tháng để bảo đảm tốt chuyên môn trong tập luyện và thi đấu. Ảnh: Ngọc Tú.

Theo Phụ trách bộ môn Đấu kiếm (Tổng cục Thể dục thể thao) Phùng Lê Quang, nếu không phương án rõ ràng cùng việc quyết tâm đầu tư thì khó nói chuyện mở rộng số địa phương phát triển cũng cải thiện thành tích môn đấu kiếm: “Bộ môn sẽ cố gắng vận động các địa phương để đầu tư, thậm chí theo từng tuyến chứ không nhất thiết đủ 3 tuyến. Như vậy, các địa phương sẽ chú ý hơn đến bộ môn”.

Rõ ràng, để có thể phải triển hơn nữa về môn thể thao vốn đã “kén người” như đấu kiếm, sẽ cần những chiến lược cụ thể trong có việc ra đời của Liên đoàn Đấu kiếm Việt Nam đây là sự cần thiết cấp bách để mang đến những luồng gió mới, tạo tiền đề phát triển rộng rãi bộ môn cũng như kêu gọi sự xã hội hóa cao độ.

 

Để chuẩn bị cho Đại hội thể thao toàn quốc năm 2022 diễn ra vào tháng 12/2022, các VĐV của Hà Nội sẽ đi tập huấn tại Hàn Quốc vào tháng 11. Đấu kiếm Hà Nội đặt mục tiêu nhất toàn đoàn và đóng góp khoảng 30% số huy chương vào thành tích của Hà Nội.