Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
|
Theo đó, đến năm 2020, diện tích trồng cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên là 9.940ha, trong đó vùng trồng tập trung là 2.350ha và trồng xen với cây trồng khác khoảng 7.590ha, chủ yếu là trồng xen trong diện tích cà phê, chè…
Đến năm 2030, dự kiến diện tích trồng mắc ca sẽ tăng lên là 34.500ha, gồm 7.000ha trồng tập trung và 27.500ha trồng xen. Bộ NN&PTNT khẳng định, việc gia tăng trồng mắc ca phải căn cứ vào kết quả tổng kết, đánh giá hiệu quả cây mắc ca giai đoạn đến 2020. Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với các địa phương định hướng quy mô sản xuất cho từng địa phương cụ thể. Về cơ sở chế biến, từ nay đến 2020, ngoài các cơ sở chế biến hiện có, sẽ quy hoạch thêm 12 cơ sở chế biến mắc ca từ 50 - 200 tấn/cơ sở tại hai vùng trên. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm, Bộ NN&PTTN xác định, tập trung nghiên cứu nhu cầu các thị trường tiêu thụ sản phẩm mắc ca trong nước và quốc tế, từng bước thực thi các biện pháp quảng cáo, tiếp thị, thiết lập mạng lưới phân phối sản phẩm mắc ca trong nước và quốc tế, tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm mắc ca Việt Nam. Bên cạnh đó, đẩy mạnh thực hiện các chính sách khuyến khích DN liên kết với nông dân đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, thu mua quả mắc ca chế biến sản phẩm. Theo Bộ NN&PTNT, cây mắc ca là cây trồng mới ở Việt Nam, các kết quả nghiên cứu về giống, khả năng thích nghi, bảo quản, sơ chế… đang hoàn thiện. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm cần phát triển từng bước vững chắc để khẳng định về hiệu quả kinh tế, xã hội. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, quan điểm quy hoạch của Bộ là phát triển mắc ca gắn với tạo vùng nguyên liệu tập trung, đầu tư thâm canh, áp dụng khoa học công nghệ mới từ khâu sản xuất giống đến gây trồng, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ.
Đến năm 2030, dự kiến diện tích trồng mắc ca sẽ tăng lên là 34.500ha, gồm 7.000ha trồng tập trung và 27.500ha trồng xen. Bộ NN&PTNT khẳng định, việc gia tăng trồng mắc ca phải căn cứ vào kết quả tổng kết, đánh giá hiệu quả cây mắc ca giai đoạn đến 2020. Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với các địa phương định hướng quy mô sản xuất cho từng địa phương cụ thể. Về cơ sở chế biến, từ nay đến 2020, ngoài các cơ sở chế biến hiện có, sẽ quy hoạch thêm 12 cơ sở chế biến mắc ca từ 50 - 200 tấn/cơ sở tại hai vùng trên. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm, Bộ NN&PTTN xác định, tập trung nghiên cứu nhu cầu các thị trường tiêu thụ sản phẩm mắc ca trong nước và quốc tế, từng bước thực thi các biện pháp quảng cáo, tiếp thị, thiết lập mạng lưới phân phối sản phẩm mắc ca trong nước và quốc tế, tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm mắc ca Việt Nam. Bên cạnh đó, đẩy mạnh thực hiện các chính sách khuyến khích DN liên kết với nông dân đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, thu mua quả mắc ca chế biến sản phẩm. Theo Bộ NN&PTNT, cây mắc ca là cây trồng mới ở Việt Nam, các kết quả nghiên cứu về giống, khả năng thích nghi, bảo quản, sơ chế… đang hoàn thiện. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm cần phát triển từng bước vững chắc để khẳng định về hiệu quả kinh tế, xã hội. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, quan điểm quy hoạch của Bộ là phát triển mắc ca gắn với tạo vùng nguyên liệu tập trung, đầu tư thâm canh, áp dụng khoa học công nghệ mới từ khâu sản xuất giống đến gây trồng, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ.