"Nhìn từ Hà Nội có thể thấy, việc triển khai thành công thí điểm quản lý theo mô hình CQĐT chính là một cú hích cho mục tiêu ấy. Bởi hơn lúc nào hết, Hà Nội đang cần một công cụ mới, thực sự có tính đột phá để thực hiện quyền, trách nhiệm và cả sứ mệnh Thủ đô. Quá nhiều vấn đề phát sinh từ thực tiễn như hiện nay, chính quyền đô thị phải có những quyết định nhanh gọn. Việc giảm bớt các tầng nấc trung gian và tăng cường phân cấp sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, DN..." - TS Thang Văn Phúc (nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ) "Quản lý theo mô hình CQĐT cũng chính là một bước cải cách hành chính lớn. Trước kia ở phường, mọi quyết sách đều phải được HĐND thông qua trước, thậm chí cấp ủy họp trước, nên có độ trễ lớn. Trong khi với đô thị đòi hỏi phải liên thông, bởi ở một quận, một phường thì tất cả kết cấu hạ tầng, giao thông, an ninh trật tự… đều liên quan nhau. Do đó, sự thay đổi mô hình chính quyền này tạo ra thống nhất cao trong chỉ đạo, mọi công việc "trôi” nhanh, không còn bị cắt khúc như trước, bởi trên cơ sở quyết định của TP và quận, có phân cấp, phân quyền mạnh hơn nên phường sẽ triển khai thực hiện nhanh, sát dân hơn." - Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiễn Dĩnh "Để mô hình CQĐT phát huy được đúng ý nghĩa của nó, trong đó với chế độ thủ trưởng giúp Chủ tịch UBND phường vừa đảm đương chức năng nhiệm vụ tốt vừa quyết định được các vấn đề theo thẩm quyền, cần tiếp tục có sự phân cấp, phân quyền mạnh hơn. Đặc biệt các văn bản nên hướng dẫn cụ thể, tránh gây khó cho cơ sở trong thực hiện." - Chủ tịch UBND phường Phố Huế (quận Hai Bà Trưng) Phan Bá Tường |
[Định hình phương thức quản trị công mới từ chính quyền đô thị] Bài cuối: Để tạo cú hích thực sự
Kinhtedothi - Mục tiêu thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị (CQĐT) hướng tới là xây dựng chính quyền ở đô thị hiệu quả, tự chủ, năng động và có đủ thẩm quyền, đủ trách nhiệm để giải quyết những vấn đề mà người dân cũng như đô thị đặt ra. Từ những kết quả ban đầu, để thực sự tạo ra cú hích, hoàn thiện mô hình quản trị công mới ấy vẫn còn những việc đặt ra để tiếp tục hoàn thiện.
Gỡ những điểm vướngMô hình CQĐT nhận được sự đón chờ của người dân đô thị, bởi việc phân quyền, phân cấp rõ ràng hơn, giúp người dân được giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) nhanh hơn. Như nhiều ý kiến đã chia sẻ, người dân chính là những người được hưởng lợi trực tiếp từ việc tổ chức CQĐT, những công việc liên quan tới giấy tờ, TTHC không phải đi lại nhiều lần, đến nhiều nơi từ phường tới quận như trước kia. Đồng thời phát huy vai trò chủ động, trách nhiệm, sáng tạo của các địa phương trong quá trình phục vụ người dân một cách tốt nhất, đáp ứng sự hài lòng của người dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tại các đô thị.Điều nhiều lãnh đạo các phường, quận băn khoăn sau 5 tháng triển khai, chính là con người và nguồn lực. Trong đó, về thực hiện các quy định tài chính ngân sách, từ 1/7/2021, UBND các phường đều thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị dự toán ngân sách thuộc quận, thị xã. Đồng thời, UBND phường không còn là một cấp ngân sách, nên không chủ động trong quá trình cân đối thu chi như trước mà phải phụ thuộc vào dự toán của cơ quan cấp trên dẫn đến nhiều chế độ chi chưa kịp thời theo quy định. Tuy nhiên, phường là một đơn vị quản lý Nhà nước cấp cơ sở nên rất nhiều hoạt động chi trong năm phát sinh, nhiều hoạt động đặc thù trong quá trình thực hiện không giống các đơn vị dự toán thông thường khác. Vì thế, đề xuất được đưa ra là nên có cơ chế linh hoạt hơn đối với UBND cấp cơ sở.
Từ thực tế, Chủ tịch UBND phường Ngô Quyền (thị xã Sơn Tây) Vũ Tiến Quang cho biết: Phường hiện nhận được sự chỉ đạo trực tiếp từ thị xã Sơn Tây và như một phòng, ban của thị xã. Để tạo điều kiện tốt cho các cơ sở thực hiện nhiệm vụ, được tự chủ trong phần ngân sách, cấp trên có thể giao từ đầu năm cho Chủ tịch phường, tạo sự chủ động cho các phường trong thực hiện các nhiệm vụ, công việc.Liên quan đến công tác cán bộ, Chủ tịch quận Ba Đình Tạ Nam Chiến cho biết, tuyển dụng công chức làm việc tại UBND phường theo quy định do Chủ tịch UBND quận thực hiện, song hiện nay chưa có hướng dẫn thực hiện… Để đồng bộ trong hoạt động của hệ thống chính trị của cơ sở, cần sớm có chỉ đạo về tổ chức bộ máy Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội phường, xác định rõ cơ quan quản lý đội ngũ cán bộ (trước đây cán bộ phường do UBND quận quản lý), chế độ chính sách, việc xét tuyển cán bộ thành công chức phường do quận quản lý.Dưới góc nhìn của một cán bộ cơ sở, Chủ tịch UBND phường Minh Khai (quận Hai Bà Trưng) Lê Thành Vinh cho rằng, khi thực hiện CQĐT, chức năng giải quyết của chính quyền sẽ gọn theo các quy định của Luật, song song đó chức năng vận động xã hội cần được khối Đảng, MTTQ, các đoàn thể vào cuộc thực hiện mạnh mẽ và rõ ràng hơn. Lâu nay, tất cả đều do chính quyền phường phải gánh vai khá lớn trong giải quyết các vấn đề mang tính vận động xã hội, đó là các công tác xã hội hóa.“Thay vì UBND phường vẫn phải làm phong trào, vẫn phải đi vận động, nay thực hiện CQĐT, chính quyền cần thực hiện chức năng quản lý Nhà nước lớn hơn và hạn chế thực hiện công tác vận động xã hội, đồng thời đề cao vai trò trách nhiệm của khối Đảng, MTTQ, đoàn thể hơn nữa trong thực hiện các phong trào”- Chủ tịch UBND phường Minh Khai nêu quan điểm.Không để xảy ra khoảng trống quyền lựcTriển khai mô hình CQĐT trên thực tế, quyền đại diện của cử tri vẫn được mở rộng thông qua các kênh Đoàn đại biểu và đại biểu Quốc hội, HĐND quận và đại biểu HĐND TP, các tổ chức chính trị, MTTQ... Điều người dân mong muốn là đại biểu HĐND cấp trên phải thực sự gần dân, sát dân hơn, tiếng nói, nguyện vọng của người dân sống, làm việc tại các đô thị được các cơ quan Nhà nước lắng nghe và xem xét để giải quyết.Từ thực tế đang triển khai, Chủ tịch UBND phường Trúc Bạch (quận Ba Đình) Nguyễn Dân Huy chia sẻ kinh nghiệm, để đảm bảo dân chủ và công khai minh bạch, các hoạt động của UBND phường được đưa tin trên Cổng thông tin điện tử, loa truyền thanh; niêm yết công khai tại bộ phận một cửa hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng để người dân được biết. Nếu người dân muốn liên hệ, phản ánh đến HĐND cấp trên có thể thông qua Ban công tác mặt trận.
“Cơ chế giám sát vẫn thực hiện rất tốt, bỏ HĐND phường không có nghĩa là mình mất đi một kênh giám sát, mà việc giám sát sẽ chuyển qua MTTQ, giúp nâng cao vai trò của MTTQ và các đoàn thể. Ngoài ra vai trò của đại biểu HĐND cấp quận cũng được nâng lên; chất lượng giám sát cũng được nâng lên hơn so với kênh giám sát cùng cấp, giảm bớt sự nể nang”- ông Nguyễn Dân Huy chia sẻ.Tại nhiều phường, hoạt động đối thoại định kỳ với người dân tăng lên, nguyện vọng của người dân để phản ánh kịp thời tới các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Theo Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Kim Giang (quận Thanh Xuân) Trần Thị Nga, việc nâng cao hơn nữa trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của công chức, đặc biệt là vai trò lắng nghe ý kiến của người dân rất quan trọng. Chính vì vậy, vai trò giám sát của MTTQ phường phải được nâng lên.Có thể nói rằng, qua 5 tháng triển khai, những điểm mới của mô hình CQĐT đang giúp giảm tầng nấc trung gian, tiết kiệm ngân sách, góp phần giải phóng nguồn lực. Đồng thời, phát huy vai trò chủ động, trách nhiệm, sáng tạo của các phường trong quá trình phục vụ người dân một cách tốt nhất. Từ TP cũng như tại các phường của Hà Nội, việc triển khai thí điểm mô hình CQĐT đang định hình phương thức quản trị công mới, phục vụ người dân đô thị tốt hơn, nhanh hơn, thông suốt hơn, xử lý dứt điểm những vấn đề phát sinh trong quản lý đô thị.