Khó khăn về vốn
2019 là năm đầu tiên Chính phủ thực hiện siết chặt chính sách tín dụng cho vay đối với DN, đặc biệt là DN BĐS. Theo Thông tư 36/TT-NHNN sửa đổi, nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn đã được điều chỉnh giảm từ 60% xuống còn 40%, bắt đầu thực hiện từ tháng 1/2019. Số liệu thống kê của Hiệp hội BĐS Việt Nam cho thấy, hiện cả nước có trên 10.000 DN hoạt động trong lĩnh vực BĐS (bao gồm cả chủ đầu tư và các sàn giao dịch). Hầu hết các DN có nhu cầu sử dụng vốn vay đều đang lấy từ nguồn tín dụng Nhà nước thông qua các ngân hàng.
Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Trần Nam cho biết, trong thời gian qua, Chính phủ đã chủ trương khuyến khích các DN hoạt động trong lĩnh vực BĐS mở rộng thêm kênh tài chính từ thị trường cổ phiếu, chứng khoán để phục vụ cho quá trình đầu tư của DN. Nhưng thực tế cổ phiếu và chứng khoán của BĐS vẫn chưa thực sự phát triển. Hiện nay mới chỉ có khoảng gần 70 DN hoạt động trong lĩnh vực BĐS niêm yết trên sàn chứng khoán, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong số các DN đang hoạt động trong lĩnh vực này. Trong khi đó, các quỹ đầu tư BĐS mới được thành lập nên hoạt động chưa thực sự hiệu quả do nguồn quỹ quá ít so với nhu cầu vay vốn của DN.Trong thời gian qua, một số quỹ đầu tư tín dụng BĐS đã đi vào hoạt động như Quỹ tín thác BĐS (REIT); Quỹ TechReit của Techcombank (vốn điều lệ khoảng 50 tỷ đồng) và một số quỹ đầu tư BĐS của nước ngoài nhưng phần lớn có nguồn tín dụng không lớn, chưa trở thành kênh cung cấp vốn chủ lực cho thị trường BĐS.Giãn lộ trình thực hiệnÔng Nguyễn Trần Nam cho rằng, việc đề xuất giãn lộ trình giảm nguồn tín dụng ngắn hạn cho vay trung và dài hạn là hợp lý để giúp cho DN đỡ khó khăn hơn. “Bản chất của DN BĐS là cần “tiền và đất”, trong khi chính sách về đất đai còn vướng mắc mà giảm đột ngột các nguồn vốn vay thì DN sẽ bị sốc, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thị trường” - ông Nam phân tích.Cùng quan điểm, ông Bùi Quang Huy - chuyên gia nghiên cứu thị trường (Hiệp hội BĐS Việt Nam) cho rằng, Chính phủ thực hiện song song việc giảm nguồn tín dụng cho vay kết hợp với việc tăng hệ số rủi ro với các khoản vay tiêu dùng đang thực sự trở thành khó khăn lớn cho các DN. Theo đó, đối với những khoản tín dụng cho vay có giá trị từ 3 tỷ đồng trở lên sẽ phải chịu mức tín dụng rủi ro lên tới 150%; theo lộ trình, sắp tới sẽ còn tăng từ 150% lên 250%. “Việc tăng hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay để tránh rủi ro cho ngân hàng, người dân khi xảy ra tranh chấp giữa DN và người dân là hoàn toàn hợp lý. Nhưng việc giảm nguồn tín dụng cho vay cần phải giãn lộ trình thực hiện, theo tôi để giảm xuống còn 30% thì Chỉnh phủ nên nghiên cứu có thể kéo dài đến giai đoạn 2025 - 2027” - ông Huy nói.
Thời gian gần đây, nguồn vốn FDI vào thị trường BĐS tại Việt Nam tăng trưởng mạnh, chiếm tới 21% tổng vốn đầu tư FDI nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn đầu tư của thị trường BĐS. Thị trường BĐS 4 tháng đầu năm 2019 tăng trưởng là chủ yếu dựa vào nguồn vốn FDI, do đó, sự khởi sắc của thị trường trong thời gian gần đây chỉ là bề nổi chứ chưa thực sự bền vững.Chuyên gia nghiên cứu thị trường, Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Minh Ngọc |