Sau hơn 2 năm kể từ khi ban hành việc thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP và Chỉ thị số 26/CT-TTg đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, việc triển khai vẫn còn tồn tại, hạn chế. Thủ tướng giao các bộ, ngành tiếp rà soát, sửa đổi các quy định về đăng ký DN để giảm chi phí khởi sự kinh doanh cho các DN; trình các dự án Luật sửa đổi các Luật về thuế, tháo gỡ ngay những vướng mắc cho DN về thuế; nghiên cứu, đề xuất chính sách thu thuế và chế độ kế toán đơn giản, phù hợp với DN nhỏ, đặc biệt là DN được chuyển đổi từ hộ kinh doanh; tạo điều kiện tốt cho DN tiếp cận đất đai tốt trong đầu tư, kinh doanh. Nghiên cứu các chính sách đột phá trong việc tạo quỹ đất cho DN đầu tư sản xuất. Giám sát doanh thu thu phí thực tế của các dự án BOT để xác định thời gian, mức thu phí, thực hiện lộ trình áp dụng thu phí điện tử không dừng liên thông toàn hệ thống trên tất cả các trạm thu phí sử dụng công nghệ Việt Nam.Chỉ thị nêu rõ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, TP thực hiện nghiêm túc Chỉ thị, không để xảy ra tình trạng thiếu trách nhiệm, chậm trễ, gây phiền hà trong giải quyết thủ tục hành chính. Đặc biệt, nâng cao chất lượng công tác đối thoại với cộng đồng DN, giải quyết thực chất, dứt điểm các vướng mắc của DN, công khai kết quả theo dõi, giám sát quá trình xử lý sau đối thoại với DN.Mới đây nhất, trong văn bản hồi âm chất vấn của đại biểu Quốc hội về áp lực cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Thủ tướng cho biết, đã đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả và công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tăng độ hài lòng của người dân và DN trong khi thực hiện các thủ tục hành chính. Thủ tướng cho biết, năm 2018, sẽ tiếp tục triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các bộ, ngành, địa phương; Kế hoạch thực hiện Nghị định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC. Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương ban hành khung kiến trúc Chính phủ điện tử, hoàn thành trước tháng 9/2018.