Quy định "danh mục lĩnh vực cấm đầu tư" của Dự án Luật bị cho là còn quá chung chung, không rõ các ngành, nghề bị cấm đầu tư. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu nhận định: Quy định tại Dự án Luật dễ gây khó khăn cho các nhà đầu tư khi thực hiện Luật. Do vậy, để thực hiện mục tiêu, nhà đầu tư có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm và để tạo sự minh bạch trong thực thi, đề nghị cần quy định chi tiết các lĩnh vực cấm đầu tư ngay trong Luật.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt vấn đề: Dự án Luật quy định "Giấy phép đầu tư thay bằng giấy
chứng nhận". Nhưng còn có hàng loạt giấy khác như cứu hỏa, thuế, quy hoạch, cho phép sơ bộ, cho phép chính thức xây dựng, giấy phép tạm thời… doanh nghiệp đang phải thực thi. Vậy sửa đổi Luật có bớt đi cái nào không? Có giúp gì cho doanh nghiệp không? Chủ tịch Quốc hội cũng đặt ra hàng loạt câu hỏi: "Đọc xong Dự án Luật mà không lĩnh vực, ngành nghề nào được đầu tư, cái nào cấm? Quy định thế nào? Ai quy định? Như thế đã rõ ràng, minh bạch chưa? Đầu tư vào lĩnh vực có điều kiện thì ai quy định điều kiện đó? Luật rất tùy tiện, chưa minh bạch". Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cần làm rõ những lĩnh vực được đầu tư trong nước, ngoài nước với những điều kiện kèm theo. Trong đó, ưu tiên đối với ngư dân, nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Góp ý về quy định "đầu tư ra nước ngoài", Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng: Quy định này rất quan trọng nhưng viết lại rất tóm tắt. Trong khi đó, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng nhận thấy: "Trong bối cảnh Việt Nam chưa tự do hóa các giao dịch vốn, nước ta rất cần vốn để phát triển kinh tế, thì chưa nên khuyến khích đầu tư ra nước ngoài".
UBTV Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục hoàn thiện Dự án Luật với những quy định rõ ràng, cụ thể và minh bạch hơn trước khi trình ra Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh phát biểu tại phiên họp. Ảnh: TTXVN
|
Sáng 22/4, UBTV Quốc hội đã cho ý kiến vào Dự án Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân (sửa đổi). Trong đó, nhiều ý kiến tán thành quan điểm TANDTC được phát triển án lệ, phù hợp với chủ trương của Đảng được nêu trong Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện lưu ý: Ở Việt Nam, "án lệ" cần có đặc thù, cần quy định theo hướng: Quyết định giám đốc thẩm của TANDTC được coi là án lệ, không phải là văn bản quy phạm pháp luật. |