Tiềm năng còn bỏ ngỏ
Hiện nay cả nước có 5.096 làng nghề và làng có nghề trong đó có 1.748 làng nghề đã được công nhận, trên 400 làng nghề truyền thống với hơn 53 nhóm nghề trong đó rất nhiều làng nghề có lịch sử phát triển hàng trăm, hàng nghìn năm như tơ lụa Vạn Phúc, đồng Ngũ Xã, gốm Chu Đậu... Riêng Thủ đô Hà Nội có 1.350 làng nghề đã được công nhận, hàng trăm làng nghề, phố nghề truyền thống. Tuy nhiên, hoạt động du lịch làng nghề ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục.
Du khách mua cốm làng Vòng tại Liên hoan Du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội – Việt Nam 2016. Ảnh: Hồng Hạnh |
Ông Nguyễn Vi Khải, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho rằng, yếu kém lớn nhất của du lịch làng nghề là thiếu chiến lược lâu dài. Nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho du lịch tại các làng nghề còn thiếu và yếu, hầu như không được chú ý từ các cấp, bản thân làng nghề chưa có kỹ năng khai thác giá trị du lịch làng nghề, sản phẩm làng nghề tuy nhiều, phong phú nhưng sức cạnh tranh kém, ít sản phẩm có thương hiệu mang tầm quốc gia và quốc tế.
"Thời gian qua, du lịch làng nghề gần như phát triển mang tính tự phát, và chính vì lý do này nên hiệu quả chưa cao, du khách thường chỉ đến một lần. Nhiều địa phương chưa có chủ trương, cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển du lịch làng nghề, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ không đảm bảo cho phát triển du lịch. Ở nhiều làng nghề nổi tiếng như Đa Sỹ, Phú Vinh, Sơn Đồng, đường đi vào xuống cấp trầm trọng, đường vào làng vẫn chưa hoàn thiện", ông Nguyễn Vi Khải cho biết.
Thực tế cho thấy, môi trường nhiều làng nghề bị ô nhiễm nặng, hệ thống thoát nước xả và xử lý chất thải rất kém, chất thải được đổ quanh ngay nơi sinh hoạt cộng đồng. Rất ít nơi có hệ thống bể lọc và áp dụng khoa học kỹ thuật theo đúng quy trình. Nhiều nơi cho chảy ra sông suối. Một số làng nghề chế biến thực phẩm bị ô nhiễm không khí, mùi hôi thối, nồng nặc, ruồi nhặng bám ngay từ cổng làng.
Bên cạnh đó, các sản phẩm của các làng nghề còn quá đơn điệu, chưa tính đầy đủ tới nhu cầu của thị trường, đặc biệt là thị hiếu của khách du lịch. Ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho rằng, chính bởi còn quá nhiều hạn chế như vậy nên dù có tới hơn 5.000 làng nghề, trong đó có 400 làng nghề truyền thống gồm 53 nhóm nghề làm ra khoàng 200 loại sản phẩm thủ công khác nhau, trong đó nhiều sản phẩm nghề có lịch sử phát triển hàng trăm năm thế nhưng sản phẩm du lịch làng nghề của Việt Nam vẫn chưa tự mình làm nên thương hiệu.
Ví dụ, gốm Bát Tràng, gỗ Đồng Kỵ, sơn mài hạ Thái... đã "ăn nên làm ra" nhờ xuất khẩu các đồ mỹ nghệ nhưng việc "xuất khẩu tại chỗ" cho khách du lịch lại không được lưu tâm. Thời gian gần đây, du lịch làng nghề được đầu tư và quảng bá, các cửa hàng bày bán đồ thủ công mỹ nghệ trong làng nghề xuất hiện nhiều hơn. Thế nhưng, trên thực tế, hàng nằm trên giá bán cho du khách cũng chính là hàng bán ra thị trường tiêu dùng dù nhu cầu của hai thị trường này lại hoàn toàn khác nhau.
Học cách làm của Thái Lan
Để phát triển du lịch làng nghề, Việt
Du khách tham quan mô hình trồng dâu nuôi tằm tại khu làng lụa Vạn Phúc. Ảnh: Hồng Hạnh. |
Cụ thể, Chính phủ chỉ thị cho các trường đại học mở các phòng vi tính tạo phần mềm thiết kế các sản phẩm OTOP đồng thời lập ra các trang thông tin nhằm giúp khách hàng nước ngoài có thể đặt mua hàng qua mạng. Chính phủ cũng giúp tổ chức các tour du lịch tới các làng nghề để du khách có thể tận mắt thấy được các sản phẩm OTOP được sản xuất như thế nào.
Cho đến thời điểm hiện tại, ở Thái Lan có khoảng 36.000 mô hình OTOP, mỗi mô hình tập hợp từ 30 đến 3.000 thành viên tham gia. Việc tổ chức lại các làng nghề truyền thống ở Thái Lan đã không chỉ góp phần bảo tồn và nâng cao kỹ năng tay nghề nghệ nhân, tạo công ăn việc làm ở nông thôn mà còn tạo ra các sản phẩm du lịch.
Theo TS Tôn Gia Hóa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, để du lịch làng nghề phát triển, cần sự vào cuộc của nhiều bên. Các làng nghề cần có những phòng trưng bày hoặc những bảo tàng nhỏ của làng xã, giới thiệu về sản phẩm và quá trình hình thành, phát triển của cộng đồng, xuất xứ của sản phẩm và sự thay đổi mẫu mã qua các giai đoạn, những câu chuyện xung quanh những sản phẩm, ví dụ như bảo tàng nghề gốm cổ ở xã Kim Lan, Bảo tàng gốm tư nhân ở Bát Tràng, Hà Nội....
Về phía các hiệp hội, hội cần giới thiệu, quảng bá những mô hình phát triển du lịch làng nghề có hiệu quả, tổ chức những hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và phát hiện tiềm năng phát triển du lịch tại mỗi làng nghề; thực hiện các hoạt động sự kiện như hội chợ, triển lãm, thi tay nghề, tôn vinh nghệ nhân, các hoạt động văn hóa, lễ hội... nhằm tạo nên những dấu ấn vùng miền đặc sắc thu hút khách du lịch.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng không thể đứng ngoài cuộc. "Nhà nước cần đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch bởi hệ thống giao thông liên xã, huyện, tỉnh là những công việc ngoài tầm với của cộng đồng các làng nghề, nhưng lại có tính quyết định cho việc phát triển du lịch làng nghề. Ngoài ra, để bảo vệ môi trường cần có chính sách hạn chế những nghề gây ô nhiễm tại các làng nghề", TS Tôn Gia Hóa nhấn mạnh.
Huy vọng rằng, sự đổi mới cả về quy mô, hình thức của Liên hoan Du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội - Việt Nam 2016 (diễn ra từ ngày 29/9 - -2/10, tại Trung tâm Hoàng thành Thăng Long) sẽ là "đòn bẩy" giúp du lịch làng nghề truyền thống cất cánh.