Hàng Việt có mặt tại nhiều thị trường khó tính
Thông tin từ Liên hiệp HTX TM Saigon Co.op (đơn vị quản lý khai thác hệ thống siêu thị Co.op Mart) cho thấy, năm 2016 thông qua liên doanh NTUC Fairprice (Singapore), Saigon Co.op đã xuất khẩu hơn 200 container các mặt hàng nông sản đông lạnh, rau củ quả… Không chỉ có Saigon Co.op, thông qua hệ thống bán lẻ đặt tại các quốc gia châu Á, châu Âu, châu Mỹ hệ thống các siêu thị Big C, LOTTE Mart, Metro... nhiều mặt hàng của Việt Nam cũng được người tiêu dùng nhiều nước biết đến.Giới thiệu sản phẩm sữa Vinamilk tại Nga. Ảnh: Quỳnh An |
Mới đây, Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen Group đã trở thành hiện tượng đặc biệt khi sản phẩm tôn mang thương hiệu Hoa Sen đã có mặt tại 40 nước quốc gia và vùng lãnh thổ với giá trị hàng trăm triệu USD/năm. Sau thành công tại thị trường nội địa, những năm qua Công ty CP Sữa Việt Nam(Vinamilk) đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm sữa Việt Nam ra thế giới. Hiện sản phẩm của công ty đã có mặt ở trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với doanh số 250 - 270 triệu USD/năm. Đặc biệt, cuối năm 2016 (Vinamilk) đã giới thiệu 2 sản phẩm sữa sản xuất tại Việt Nam ở thị trường Mỹ. Hiện những sản phẩm này đã có mặt tại các siêu thị ở bang Arizona và California. Trong những năm qua nhiều DN ngành gỗ đã xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường khó tính, yêu cầu chất lượng cao. Công ty CP gỗ Đức Thành đã xuất khẩu đến hơn 45 quốc gia, đến nay Đức Thành đã có chỗ đứng vững chắc ở khoảng 20 quốc gia, trong đó có những quốc gia đặt ra tiêu chuẩn khắt khe về chất như Nhật, EU, Hàn Quốc...
Đại diện Bộ KH&ĐT cho biết: Tổng hợp mới nhất cho thấy, hiện Việt Nam có 1.188 dự án đầu tư tại 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 21,4 tỷ USD.Quảng bá thương hiệu đặt lên hàng đầuMặc dù hàng hóa mang thương hiệu Việt đã xâm nhập thị trường thế giới, song số lượng và chủng loại chưa nhiều. Theo ông Hong Won Sik - Tổng Giám đốc Lotte Mart Việt Nam: Để các sản phẩm Việt có chỗ đứng trên thị trường, bảo đảm chất lượng là yếu tố quan trọng nhất, sau đó mới là giá cả. Đồng thời, DN cần lưu ý các sản phẩm tiêu dùng phải tuân theo Luật Kiểm tra an toàn và quản lý chất lượng của Hàn Quốc. “Riêng sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm, có Luật ATVSTP điều chỉnh, hàng nhập khẩu phải đăng ký với Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Hàn Quốc (KFDA)…” - ông Hong Won Sik nêu ví dụ. Để đưa thương hiệu sản phẩm Việt thâm nhập vào thị trường Vương quốc Anh, ông Saby Mishra – CEO Công ty Quảng cáo J.Water Thompson Việt Nam chia sẻ: Hàng Việt Nam muốn thâm nhập thị trường Anh phải đảm bảo ít nhất ba vấn đề: Tiêu chuẩn hóa, sức khỏe và môi trường.Để giải bài toán này, theo ông Tạ Hoàng Linh - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương): Muốn đưa hàng Việt thâm nhập vào thị trường quốc tế, cùng với yêu cầu cao về chất lượng, DN cần nghiên cứu bài bản về môi trường cạnh tranh, thị hiếu tiêu dùng…, từ đó phát triển thương hiệu dựa trên các thế mạnh và đặc trưng nổi bật của sản phẩm, dịch vụ theo hướng phù hợp với thị hiếu từng phân khúc khách hàng; lựa chọn đối tác tiêu thụ phù hợp nhu cầu. Bên cạnh đó, DN cần đẩy mạnh đầu tư vào các khâu có giá trị gia tăng cao như chế biến, sản xuất, thiết kế, giảm dần việc xuất khẩu sản phẩm dưới dạng thô hay đảm nhận những công đoạn gia công… Đặc biệt, các DN cần tăng cường liên kết với nhau để tạo thành những chuỗi sản xuất khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, phân phối sản phẩm.Nhằm hỗ trợ DN trong việc xây dựng, quảng bá thương hiệu ra quốc tế, Bộ Công Thương đã đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng tập trung hỗ trợ cho DN khai thác lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do; Cùng các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh hỗ trợ DN quảng bá thương hiệu tại thị trường XK truyền thống và tiềm năng. Song điều quan trọng nhất đó là chính bản thân mỗi DN cần nhận thức, xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu cho chính mình. Đây là chìa khóa giúp DN Việt Nam đưa thương hiệu Việt ra thế giới.