Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đừng cắt giảm kích thích kinh tế

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Tỷ phú lừng danh đề nghị xem xét kỹ lưỡng việc hạn chế các biện pháp hỗ trợ cho hàng triệu người Mỹ đã mất việc làm từ sau cuộc suy thoái.

KTĐT - Tỷ phú lừng danh đề nghị xem xét kỹ lưỡng việc hạn chế các biện pháp hỗ trợ cho hàng triệu người Mỹ đã mất việc làm từ sau cuộc suy thoái.

Theo nhà đầu cơ huyền thoại, kinh tế Mỹ vẫn chưa hoàn toàn bình phục sau khủng hoảng và nguy cơ lạm phát chưa bộc lộ rõ nét.

Trong buổi nói chuyện tại Viện Hamptons, New York ngày 16/7 vừa qua, tỷ phú đầu tư George Soros bày tỏ quan điểm của mình về cách chính phủ các nước đang giải quyết tàn dư từ cuộc suy thoái toàn cầu và sau đó là cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu. Hai vấn đề được ông đặt trọng tâm nhấn mạnh là việc rút lại các gói kích thích và biện pháp giải quyết thâm hụt ngân sách quốc gia.

Soros nêu rõ luận điểm Mỹ không nên cắt giảm các biện pháp kích thích do kinh tế nước này chưa hoàn toàn bình phục và chưa bộc lộ rõ ràng dấu hiệu lạm phát. Lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ vẫn dưới 3%, là mức thấp nhất trong năm nay.

Với mức lãi suất trái phiếu thấp hiện nay, ông cho rằng thay vì cắt giảm các gói kích thích, chính phủ Mỹ cần chờ thêm một thời gian nữa tới khi nhu cầu tăng trở lại.

Tờ Daily Finance trích nhận định của ông: “Tôi cho rằng quyết định rút lại các gói kích thích trong thời điểm hiện nay là một sai lầm. Việc cắt giảm trợ cấp thất nghiệp, giảm sự hỗ trợ cho các bang đang mất nguồn thu từ thuế, sẽ có tác dụng ngược do chúng ta chỉ có thể tăng trưởng khi chúng ta thoát khỏi khủng hoảng tài chính”.

Tỷ phú lừng danh đề nghị xem xét kỹ lưỡng việc hạn chế các biện pháp hỗ trợ cho hàng triệu người Mỹ đã mất việc làm từ sau cuộc suy thoái.

Ông cũng lên án về các biện pháp giảm thâm hụt hà khắc thông qua việc cắt giảm chi tiêu công tại châu Âu. Ông cho rằng việc giảm chi tiêu mạnh tay sẽ cuốn châu Âu vào chu kỳ giảm phát.

Thêm vào đó, ông còn cho rằng hoạt động cấp vốn và kiểm tra sức khỏe ngành ngân hàng đang diễn ra rầm rộ tại châu Âu, sẽ không phản ánh chính xác độ nghiêm trọng vì cuộc kiểm tra chỉ hoàn toàn dựa trên các luật lệ đã cũ kỹ và không còn phù hợp.

Soros chỉ trích Đức bảo thủ áp dụng kỷ luật tài chính nghiêm ngặt đối với các nước yếu kém hơn, cũng như quá hà khắc trong việc giảm thâm hụt. Ông nói: “Ngay cả khi các mục tiêu về ngân sách được đáp ứng, thì cũng khó để thấy các nước yếu kém hơn có thể phục hồi tính cạnh tranh và tăng trưởng trở lại, do để đáp ứng yêu cầu hạ giá đồng tiền quốc gia thì các nước phải giảm lương và giá hàng hóa, là những yếu tố sản sinh ra giảm phát”.