Triết lý “Nước Mỹ trên hết”
Chia sẻ tại Hội thảo Kinh tế Việt Nam, cải cách và triển vọng trong một thế giới nhiều biến động, ông Cung cho biết: Chúng ta cũng đừng đẩy quá cao tác động của nó đối với kinh tế Việt Nam. Thực ra Việt Nam cũng có lợi. Cụ thể, hiện 75% hàng hóa tại thị trường Mỹ là hàng nội địa, 25% là hàng nhập khẩu. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể khiến sản xuất của các công ty Mỹ ra khỏi Trung Quốc với triết lý: "Nước Mỹ là trên hết!" Việt Nam có thể đón đợi được phân bố lao động từ Mỹ hay không? Câu trả lời là: Không! bởi với các ngành sản xuất công nghệ, thiết bị hiện đại chúng ta không đủ năng lực hấp thụ vì chất lượng nguồn nhân lực cũng như cơ sở vật chất còn thấp.
Thị trường chứng khoán thời gian qua đi xuống đã phản ánh đúng thực trạng của thị trường, tránh mọi người, mọi nhà, đầu tư vào chứng khoán. Sự giảm sút như vừa qua là tốt cho dài hạn tránh nóng quá bất ổn kinh tế vĩ mô. Viện trưởng CIEM Nguyễn Đình Cung |
“Tuy nhiên, ở một số DN cần nhiều lao động vẫn có cơ hội cho Việt Nam và họ có thể sẽ chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam. Ví như Nike và một số công ty khác tuyên bố đang tính chọn Việt Nam là trung tâm sản xuất của họ ở châu Á. Chúng ta cần nhìn cuộc Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ở tổng thể, tầm cao hơn”- ông Cung nhấn mạnh.Về tác động hàng hóa, hàng hóa của Trung Quốc mà Mỹ áp thuế phần lớn là công nghệ cao. Do đó thời điểm hiện nay những mặt hàng này từ Trung Quốc sẽ không xuất sang Việt Nam do nằm trong diện đánh thuế "Made in China 2025" và Việt Nam không đủ dung lượng.Còn với Mỹ, hàng của họ có xuất sang Việt Nam hay không? Câu trả lời là "Có". hàng hóa Mỹ bị Trung Quốc đánh thuế chủ yếu là đậu tương, ngô, nông sản, thịt bò... “Hàng hóa này có thể vào Việt Nam và cạnh tranh với nông sản Việt Nam nhưng chúng ta không quá lo ngại nhiều, chúng ta rất có lợi thế các mặt hàng này”- ông Cung nhấn mạnh.Tăng sức chống chịu của nền kinh tếCó một điểm ông Cung lưu ý, đó là tạm nhập tái xuất nông sản Mỹ vào Việt Nam rồi sang Trung Quốc, nguy cơ này có, song chúng ta cần cẩn thận vì Trung Quốc có thể kiểm tra toàn bộ hàng nông sản của Việt Nam, nếu vậy chúng ta sẽ bị khó. “Bên cạnh đó, càng phải quan tâm vấn đề sắt thép tạm nhập tái xuất của Trung Quốc sang Hoa Kỳ hoặc sắt thép gắn mác Việt để xuất sang Hoa Kỳ. Nếu không cẩn thận, chúng ta có thể bị vạ lây, khi Hoa Kỳ tung đòn đánh thuế với chính chúng ta. Việt Nam ta cần phải tránh và tránh cho bằng được”- ông Cung nhấn mạnh.Báo cáo về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018, CIEM dự báo có thể đạt mức 6,71%. Tăng trưởng xuất khẩu cả năm dự báo ở mức 12,11%. Thặng dư thương mại dự báo ở mức 1,2 tỷ USD. Lạm phát bình quân năm 2018 đạt 3,93%. Báo cáo nhấn mạnh những ưu tiên chính sách, Việt Nam không nên để mất đà tăng trưởng, mà cần ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng cao để tạo bước đệm chống chịu.Biến động của nhiều đồng tiền lớn trong bối cảnh gia tăng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc kéo theo không ít kiến nghị về việc phá giá đồng VND. Ông Cung cho hay, DN sợ nhất là phá giá VND. “Ở Việt Nam tỷ giá rất nhạy cảm và chuyển vào lạm phát rất nhanh , giá cả sẽ tăng ngay”- Viện trưởng CIEM bình luận, trong bối cảnh hiện nay, điều hành tỷ giá chỉ nên được coi là một phần trong kết hợp chính sách, làm sao để tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế, đồng thời duy trì ổn định kinh tế vĩ mô.Định hướng điều hành được nhóm nghiên cứu CIEM khuyến nghị là tỷ giá được điều hành ổn định trong linh hoạt, không nới lỏng tiền tệ, không ép buộc giảm lãi suất mà để điều chỉnh theo thị trường, (năm ngoái, Chính phủ có bệnh bắt giảm lãi suất - PV), BĐS không để quá nóng, hạn chế vay ngân hàng, ổn định thị trường. Tiếp tục duy trì giảm thâm hụt ngân sách và đặc biệt cải cách môi trường kinh doanh trở nên ưu tiên hàng đầu của Chính phủ.