Hai thành viên khác của nhóm này là Trung Quốc đã có những cách khác nhau để theo đuổi cùng sứ mệnh ngoại giao nói trên. Trung Quốc đã đưa ra sáng kiến về giải pháp chính trị cho cuộc chiến ở Ukraine và cử hẳn đặc phái viên chuyên cho công việc này.
Tổng thống Brazil Inacio Lula da Silva đưa ra ý tưởng tập hợp nhiều quốc gia thành "Câu lạc bộ vì hòa bình" để giải quyết cuộc chiến ở Ukraine. Sau cùng, tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa thành lập phái bộ bao gồm tổng thống các nước châu Phi là Nam Phi, Ai cập, Zambia, Senegal, Conggo và Uganda cùng nhau công du tới Nga và Ukraine. Theo ông Ramaphosa, cả tổng thống Nga Vladimir Putin và tổng thống Ukraine Volodymir Selenskij đều đã nhận sẽ tiếp phái bộ này.
Nam Phi hiện đảm trách cương vị chủ tịch luân phiên đương nhiệm của nhóm Brics và đang chuẩn bị tổ chức cuộc gặp cấp cao thường niên năm nay của nhóm.
Nam Phi hiện bị Mỹ và các nước trong phe Phương Tây gây áp lực để bắt giữ ông Putin nếu ông Putin tới Nam Phi tham dự cuộc gặp cấp cao. Cuộc chiến Nga và Ukraine cùng với thái độ và chính sách đối với Nga đang thách thức sự gắn kết nội bộ của Brics.
Với việc chủ động thực thi hoạt động ngoại giao trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine, Nam Phi muốn tận dụng cương vị hiện tại trong Brics để gây dựng vai trò và ảnh hưởng chính trị thế giới cho Nam Phi và cho nhóm Brics, thể hiện đứng trung gian giữa Nga và Ukraine chứ không thiên lệch về Nga để xoa dịu phản ứng và sự quan ngại của Mỹ và các nước Phương Tây.
Nam Phi chủ ý không cạnh tranh với Trung Quốc và Brazil để tránh chia rẽ nội bộ nhóm Brics khi chỉ lập phái bộ gồm toàn các quốc gia châu Phi, trong đó có lẫn ủng hộ Nga và ủng hộ Ukraine.
Ý tưởng trung gian hòa giải rất tích cực và đáng khích lệ, nhưng triển vọng thành công lại rất mờ mịt. Nga và Ukraine đều chấp nhận chủ yếu để tập hợp lực lượng trên thế giới chứ còn mấy quốc gia châu Phi này đâu có được ảnh hưởng quyết định đối với Nga và Ukraine.