Facebook ráo riết xâm nhập lĩnh vực di động

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Facebook đang chuẩn bị ráo riết để xâm nhập vào lĩnh vực di động. Mạng xã hội này ngày càng tung ra nhiều sáng tạo công nghệ, dù gặt hái được ít hay nhiều thành công.

Không lâu sau khi Snapchat (hệ thống gọi thoại bằng video) xuất hiện, Facebook cũng chạy theo xu hướng này. Mạng xã hội đầu tiên luôn theo sát những bước tiến của đối thủ với mục tiêu sẽ làm bá chủ trên điện thoại di động.

Facebook đang đi theo con đường đã vạch của Snapchat, đối thủ cạnh tranh của mạng xã hội này. Snapchat cũng là hãng dám từ chối lời đề nghị mua lại của Facebook với giá gần 3 tỷ USD. Trong khi người dùng Snapchat, mạng tin nhắn xuất hiện chưa lâu, hân hoan chào đón tính năng bổ sung cho hệ thống thoại bằng video của hãng này thì Facebook cũng đang miệt mài sáng tạo để cho ra mắt một dịch vụ tương tự như vậy. Mark Zuckerberg, giám đốc điều hành của Facebook, chịu trách nhiệm giám sát nhân sự trong quá trình thiết kế ứng dụng mới, tờ Financial Times cho biết.
Facebook ráo riết xâm nhập lĩnh vực di động - Ảnh 1
Dự án, có tên là Slingshot, có thể được công bố cuối tháng này, tờ thời báo Financial Times xác nhận. Với dịch vụ mới này, người dùng có thể chia sẻ hình ảnh và video, và có thể xóa nó trong vòng chỉ vài giây mà thôi.

Facebook theo sát bươc tiến của đối thủ cạnh tranh Snapchat, hãng từ chối mạng xã hội của Mark Zuckerberg áp dụng tiến bộ của mình bằng việc mua lại với giá khá cao. Trên thực tế, mạng xã hội Facebook đang mất dần sự ưa thích của giới trẻ... Trong khi Snapchat được xem như luồng gió "mát mẻ" xoa dịu không khíngột ngạt tại thời điểm này.

Ra mắt vào năm 2011, Snapchat thu hút đến 400 triệu người dùng trẻ tuổi (hay còn gọi là "snaps") mỗi ngày bởi những tính năng thuận tiện trong việc chia sẻ hình ảnh hơn Facebook. Điều này khiến cho mạng xã hội của Mark Zuckerberg đang làm mọi giá để lấy lại hình ảnh của mình.

Facebook đã luôn cố gắng đuổi kịp đối thủ của mình qua việc tung ra ứng dụng Poke năm 2012. Ứng dụng này ngoài việc khiến bạn bè chú ý đến bạn thông qua tính năng poke giống trên Facebook nền web thì nó còn cho phép người dùng gửi những tin nhắn tự hủy sau một thời gian nhất định (1, 3, 5, hoặc 10 giây). Nhưng ứng dụng này đã không gặt hái được thành công như mong đợi nên mạng xã hội đã chính thức khai tử nó vào đầu tháng này. Được biết trước đây Facebook chỉ dành 12 ngày để xây dựng nên phần mềm này và đây cũng không phải là ưu tiên của hãng.

Facebook muốn làm bá chủ trên điện thoại di động

Facebook đang chuẩn bị ráo riết để xâm nhập vào lĩnh vực di động. Mạng xã hội này ngày càng tung ra nhiều sáng tạo công nghệ, dù gặt hái được ít hay nhiều thành công. Cách tân mới nhất : Facebook buộc hầu hết người sử dụng cài đặt ứng dụng Messenger trên di động nếu họ muốn chat với nhau trên Facebook, ứng dụng này có thể áp dụng cho nền tảng Android hoặc iOS.

Mạng xã hội cũng sẽ ra mắt Applinks, một công cụ giúp lập trình viên liên kết app của mình với các ứng dụng khác. App Links thực chất là một số tag đặc biệt được nhúng vào website để khi web được mở, nó sẽ chuyển hướng người dùng sang ứng dụng di động. Ví dụ, nếu bạn đang sử dụng một app nhắn tin và bạn mở một đường link dẫn đến bức ảnh trên Instagram, phần mềm Instagram đang cài trên máy sẽ chạy lên và đưa bạn đến trực tiếp ngay bức ảnh đó, không phải theo cách mở trình duyệt để tải web như hiện nay. Vậy nếu người dùng chưa cài sẵn app trên thiết bị của mình thì sao? App Links sẽ chuyển người dùng sang kho ứng dụng trực tuyến tương ứng với hệ điều hành của họ để cài đặt hoặc tải trang web theo cách truyền thống, tùy vào lựa chọn của lập trình viên.

Hiện tại cách liên kết ứng dụng như thế này cũng có xuất hiện nhưng quy mô rất hạn chế (ví dụ các ứng dụng của Google trên iOS), và chúng lại có phương thức hoạt động khác nhau trên các nền tảng khác nhau. Facebook muốn giải quyết vấn đề này bằng việc mã nguồn mở App Links và cung cấp nó miễn phí cho tất cả mọi lập trình viên. Hiện App Links hỗ trợ cho iOS, Android và Windows Phone. Mạng xã hội này hứa hẹn sẽ tiếp tục mở rộng thêm danh sách này trong quá trình phát triển sản phẩm của mình.

Cuộc chiến giữa các mạng xã hội để giành lấy phần béo bở nhất trên điện thoại di động dường như chưa có hồi kết.