Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

FAO: Những đám cháy lớn đẩy nhanh biến đổi khí hậu

Chia sẻ Zalo

KTĐT - FAO lưu ý rằng mặc dù hạn hán thường được cho là nguyên nhân gây ra những đám cháy lớn không thể kiểm soát nhưng các nỗ lực cân bằng phòng ngừa

KTĐT - FAO lưu ý rằng mặc dù hạn hán thường được cho là nguyên nhân gây ra những đám cháy lớn không thể kiểm soát nhưng các nỗ lực cân bằng phòng ngừa và kiểm soát cháy ở Mỹ và Australia cùng với kỹ thuật gây cháy có kiểm soát đã hạn chế rất nhiều thiệt hại.

Một nghiên cứu của Tổ chức Lương nông Liên hợp quốc (FAO) công bố ngày 10/5 đã cảnh báo số lượng các đám cháy khổng lồ trên thế giới đã góp phần đẩy nhanh biến đổi khí hậu toàn cầu đồng thời kêu gọi các chính phủ thực hiện các chiến lược toàn diện phòng ngừa và bảo vệ chất gây cháy để giảm nguy cơ hỏa hoạn lớn.

Nghiên cứu của FAO nhấn mạnh biến đổi khí hậu đang làm nhiều khu vực trên Trái Đất trở nên khô và nóng trong khi tần số và quy mô của các đám cháy lớn ngày càng tăng làm cho vấn đề biến đổi khí hậu càng trở nên khẩn cấp.

Hạn hán, các điều kiện thời tiết khô nóng và gió đã làm phức tạp hơn các nỗ lực phòng chống cháy. Tuy nhiên, hầu như tất cả các đám cháy lớn trên thế giới đều bắt nguồn từ con người vì các hoạt động phát triển nông nghiệp, đốt rừng hoặc các mục tiêu phát triển khác. Các đám cháy khổng lồ gần đây đã xảy ra ở Nga, Mỹ, Australia, Brazil, Indonesia, Hy Lạp, Israel...

Các đám cháy khổng lồ vào “Ngày thứ Bảy Đen” xảy ra ở Australia năm 2009 đã làm chết 173 người, thiêu rụi nhiều thị trấn. Đám cháy kỷ lục ở Nga năm 2010 đã làm 62 người chết và thiêu huỷ 2,3 triệu ha rừng.

FAO lưu ý rằng mặc dù hạn hán thường được cho là nguyên nhân gây ra những đám cháy lớn không thể kiểm soát nhưng các nỗ lực cân bằng phòng ngừa và kiểm soát cháy ở Mỹ và Australia cùng với kỹ thuật gây cháy có kiểm soát đã hạn chế rất nhiều thiệt hại.

Trong thông điệp gửi Hội nghị quốc tế chống cháy đang diễn ra ở Nam Phi, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh những đám cháy lớn và các thảm họa khác trên thế giới cho thấy các thành phố và các cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương đến mức nào và cần những nỗ lực lớn hơn nữa để giảm nguy cơ tổn thương ngày càng lớn này.

Ông Ban nhấn mạnh cần có một đường lối phối hợp quản lý hỏa hoạn hài hòa giữa các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, y tế, khoa học công nghệ, khí tượng thủy văn và phản ứng khẩn cấp./.