Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

G20 cam kết ngăn chặn cuộc chiến tiền tệ trên toàn cầu

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Mặc dù không cam kết hay hướng dẫn cụ thể về việc không giảm giá đồng nội tệ được đưa ra trong hội nghị G20, song giới phân tích nhận định đây là một bước tiến quan trọng trong nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng trong thời gian qua.

KTĐT - Mặc dù không cam kết hay hướng dẫn cụ thể về việc không giảm giá đồng nội tệ được đưa ra trong hội nghị G20, song giới phân tích nhận định đây là một bước tiến quan trọng trong nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng trong thời gian qua.

Chứng khoán thế giới tăng điểm và USD suy yếu sau khi Bộ trưởng Tài chính các nước G20 cam kết không ghìm giá đồng nội tệ để ngăn chặn một cuộc chiến tiền tệ trên toàn cầu.

Trong phiên họp hôm 24/10 tại Hàn Quốc, các Bộ trưởng Tài chính G20 nhận định việc khống chế đà tăng giá tiền tệ của các nước có thể tác động xấu tới quá trình phục hồi kinh tế thế giới và gây nên một cuộc chiến tiền tệ. Vì thế các nước sẽ không can thiệp vào giá trị đồng nội tệ.

Nhiều nước tại châu Á và một số khu vực khác đang tìm cách kìm hãm đà tăng giá của đồng nội tệ so với đồng USD do lo ngại hàng hóa xuất khẩu của họ sẽ trở nên kém cạnh tranh hơn ở thị trường nước ngoài.

Mặc dù không cam kết hay hướng dẫn cụ thể về việc không giảm giá đồng nội tệ được đưa ra trong hội nghị G20, song giới phân tích nhận định đây là một bước tiến quan trọng trong nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng trong thời gian qua.

Đồng USD tiếp tục suy yếu xuống mức thấp nhất so với đồng yen trong 15 năm qua sau khi các nước G20 nhất trí không hạ giá đồng nội tệ để tránh một cuộc chiến tiền tệ trong phiên họp hôm 24/10.

Tin tốt từ hội nghị G20 khiến các thị trường chứng khoán trên thế giới đi lên. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,6% và Standard & Poor's cùng tăng 0,6%. Ngoài tin tốt từ hội nghị G20 và sự suy yếu của USD, một nguyên nhân nữa khiến thị trường chứng khoán Phố Wall tăng điểm là dấu hiệu ấm lên của thị trường bất động sản. Một báo cáo cho thấy số lượng nhà từng có người ở được mua lại tại Mỹ tăng 10% trong tháng 9.

Tại châu Á, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,3%, song chỉ số Kospi của Hàn Quốc lấy thêm 1% và chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 0,9%. Chỉ số Shanghai Composite tăng 2,6%. Các thị trường chứng khoán tại Singapore, Ấn Độ và đảo Đài Loan đều ngập tràn sắc xanh. Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia có thêm 1,3% số điểm.

Sự suy yếu của đồng USD khiến giá nhiều kim loại tăng. Trong phiên giao dịch tại London, giá của các kim loại cơ bản tăng trung bình 2,5%. Giá của đồng tăng tới mức cao nhất (8.549 USD/tấn) kể từ khi đạt mức kỷ lục vào tháng 7/2008, trong khi giá chì và kẽm đạt mức cao nhất trong 9 tháng qua. Giá vàng tăng 2,9% lên mức 1.341 USD/ounce, còn giá dầu là 82,13 USD/thùng, giảm 0,39%.

Sáng nay, nội các Nhật Bản đã đồng ý thông qua một khoản ngân sách bổ sung nhằm bơm tiền cho gói kích thích mới trị giá 61,8 tỷ USD. Đây là gói kích thích thứ hai kể từ khi Thủ tướng mới Naoto Kan lên nắm quyền hồi tháng 6, hỗ trợ các chương trình việc làm, chi trả lương, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và cơ sở hạ tầng.

Cuộc biểu tình phản đối kế hoạch cải cách lương hưu tại Pháp vẫn tiếp diễn. Bộ trưởng Tài chính Pháp thông báo biểu tình khiến nền kinh tế đất nước thiệt hại tới 557 triệu USD mỗi ngày. Trong khi đó, người biểu tình vẫn tiếp tục phong tỏa các nhà máy lọc dầu và lò đốt rác để phản đối kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 của chính phủ. Bất chấp sức ép của người lao động, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy vẫn tỏ ra kiên định với kế hoạch cải cách hệ thống lương hưu để giảm thâm hụt ngân sách.

Trung Quốc ngày càng đẩy mạnh đầu tư vào Brazil, ước đạt 30 tỷ USD trong năm nay. Đây là bước tiến lớn so với con số 400 triệu USD của năm ngoái. Đến năm 2010, chỉ riêng nửa đầu năm đã có hơn 20 tỷ USD chảy từ túi nhà đầu tư Trung Quốc vào Brazil. Hai phần ba trong số đó rót vào ngành dầu khí, bao gồm 10 tỷ USD vào hãng dầu khí quốc doanh Petrobras và 7 tỷ USD vào chi nhánh Brazil của hãng dầu khí Tây Ban Nha Repsol.

Bộ quy chuẩn dành cho giới ngân hàng toàn cầu Basel III vừa ra mắt không lâu đã bị nhiều chỉ trích. Ông chủ Ngân hàng trung ương Anh Mervyn King cho rằng nó chưa đủ nghiêm khắc để ngăn ngừa một cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai. Còn CEO của Citigroup, Vikram Pandit thì cho rằng một số điều khoản thậm chí gây tác dụng phụ.