Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Gái đồng trinh rước kiệu xoay vòng, xin nước sông Hồng tại hội làng Thổ Khối

An Khang (CLB Nhiếp ảnh người cao tuổi Hà Nội)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Cứ 5 năm một lần, vào các ngày mùng 8 - 9 - 10 tháng 2 âm lịch, làng Thổ Khối (quận Long Biên, TP Hà Nội) lại tổ chức một kỳ hội lớn để suy tôn Thành hoàng làng Đào Duy Trinh và 5 vị công thần.

Làng Thổ Khối nằm bên bờ Bắc sông Hồng, cách trung tâm Hà Nội 6km (nay là phường Cự Khối, thuộc quận Long Biên).  
Làng Thổ Khối nằm bên bờ Bắc sông Hồng, cách trung tâm Hà Nội 6km (nay là phường Cự Khối, thuộc quận Long Biên).  
Tương truyền, vào thế kỷ XV, ông Đào Duy Trinh quê ở Thổ Khối (Thanh Hóa) đến đây khai hoang, sinh sống ở vùng đất này, từ đó nhiều người đến và xây dựng nơi đây thành đất chài Vạn Thổ.  
Tương truyền, vào thế kỷ XV, ông Đào Duy Trinh quê ở Thổ Khối (Thanh Hóa) đến đây khai hoang, sinh sống ở vùng đất này, từ đó nhiều người đến và xây dựng nơi đây thành đất chài Vạn Thổ.  
Tục truyền, khi vua Lê Lợi đánh quân Minh xâm lược, trong lúc bị lâm nguy, ông Đào Duy Trinh đã chở thuyền giúp vua thoát khỏi vòng vây của giặc. Sau thắng lợi, vua phong chức tước cho ông nhưng ông từ chối, chỉ xin được ở lại và xây làng, lập ấp và lấy tên là Thổ Khối.  
Tục truyền, khi vua Lê Lợi đánh quân Minh xâm lược, trong lúc bị lâm nguy, ông Đào Duy Trinh đã chở thuyền giúp vua thoát khỏi vòng vây của giặc. Sau thắng lợi, vua phong chức tước cho ông nhưng ông từ chối, chỉ xin được ở lại và xây làng, lập ấp và lấy tên là Thổ Khối.  
Sau khi ông qua đời, dân làng tưởng nhớ công ơn của ông nên đã xây đền thờ và phong ông là Thành hoàng. Ông cũng được nhà vua sắc phong là Đào thành hoàng Đại vương Thượng đẳng. Hiện đình làng Thổ Khối vẫn còn lưu giữ 12 sắc phong của nhà vua.  
Sau khi ông qua đời, dân làng tưởng nhớ công ơn của ông nên đã xây đền thờ và phong ông là Thành hoàng. Ông cũng được nhà vua sắc phong là Đào thành hoàng Đại vương Thượng đẳng. Hiện đình làng Thổ Khối vẫn còn lưu giữ 12 sắc phong của nhà vua.  
Cụm di tích ở làng thổ Khối có cảnh quan vô cùng đẹp mắt. 
Cụm di tích ở làng thổ Khối có cảnh quan vô cùng đẹp mắt. 
Trong lễ rước của hội làng Thổ Khối có 7 kiệu, bao gồm 5 kiệu công thần (còn gọi là kiệu Bát Cống) và 2 kiệu: Thánh Ông và Thánh Bà.  
Trong lễ rước của hội làng Thổ Khối có 7 kiệu, bao gồm 5 kiệu công thần (còn gọi là kiệu Bát Cống) và 2 kiệu: Thánh Ông và Thánh Bà.  
Theo làng truyền lại, Thánh Ông tức Thành hoàng Đào Duy Trinh và nhị vị Thánh Bà tức Xuân Dung phu nhân và Tùng Hoa phu nhân (phu nhân của vị Thành hoàng).  
Theo làng truyền lại, Thánh Ông tức Thành hoàng Đào Duy Trinh và nhị vị Thánh Bà tức Xuân Dung phu nhân và Tùng Hoa phu nhân (phu nhân của vị Thành hoàng).  
Quãng đường rước kiệu từ đình làng Thổ Khối ra bến sông lấy nước rồi rước trở về đình chỉ khoảng 2km, nhưng đoàn rước phải mất tới gần 2 giờ đồng hồ mới hoàn thành, bởi cứ đi một đoạn ngắn kiệu lại xoay hoặc chạy ngược.  
Quãng đường rước kiệu từ đình làng Thổ Khối ra bến sông lấy nước rồi rước trở về đình chỉ khoảng 2km, nhưng đoàn rước phải mất tới gần 2 giờ đồng hồ mới hoàn thành, bởi cứ đi một đoạn ngắn kiệu lại xoay hoặc chạy ngược.  
Lễ hội làng Thổ Khối với tục rước kiệu và xin nước có từ hàng trăm năm trước. Những người con gái được chọn rước kiệu phải là con cái trong một gia đình gia giáo, khuôn mặt khả ái, học giỏi, có phẩm chất tốt và 17 tuổi.  
Lễ hội làng Thổ Khối với tục rước kiệu và xin nước có từ hàng trăm năm trước. Những người con gái được chọn rước kiệu phải là con cái trong một gia đình gia giáo, khuôn mặt khả ái, học giỏi, có phẩm chất tốt và 17 tuổi.  
37 gáo nước được lấy tại khu vực giữa sông Hồng đổ vào bình để đem về lễ. Nước trong bình sau khi lễ sẽ được dùng để rửa các vật thờ cúng trong đình làng Thổ Khối.  
37 gáo nước được lấy tại khu vực giữa sông Hồng đổ vào bình để đem về lễ. Nước trong bình sau khi lễ sẽ được dùng để rửa các vật thờ cúng trong đình làng Thổ Khối.  
Với người dân Thổ Khối, ngày hội làng có ý nghĩa chẳng kém gì ngày Tết nên những người con của làng, dù đi đâu, ở đâu, những ngày này đều cố gắng tề tựu đông đủ.
Với người dân Thổ Khối, ngày hội làng có ý nghĩa chẳng kém gì ngày Tết nên những người con của làng, dù đi đâu, ở đâu, những ngày này đều cố gắng tề tựu đông đủ.