Giá cà phê hôm nay 22/10: Nguyên nhân giúp Robusta có tuần tăng rực rỡ

Văn Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 22/10 trong khoảng 59.100 - 59.900 đồng/kg. Báo cáo tồn kho tiếp tục giảm sâu, cùng với yếu tố tài chính hỗ trợ đã kích thích các quỹ và đầu cơ quay lại tăng mua với khối lượng thương mại lớn khiến giá cà phê kỳ hạn tăng liên tiếp.

Giá cà phê hôm nay 22/10: Nguyên nhân giúp Robusta có tuần tăng rực rỡ
Giá cà phê hôm nay 22/10: Nguyên nhân giúp Robusta có tuần tăng rực rỡ

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 59.100 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 59.900 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 59.800 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 59.700 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 59.600 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 59.600 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 59.500 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 59.600 đồng/kg.

Thị trường cà phê trong nước đi ngang so với cùng thời điểm hôm qua.

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 11/2023 tăng 80 USD/tấn, ở mức 2.577 USD/tấn, giao tháng 1/2024 tăng 77 USD/tấn, ở mức 2.479 USD/tấn.

Trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2023 tăng 1,3 cent/lb, ở mức 165,25 cent/lb, giao tháng 3/2024 tăng 2,6 cent/lb, ở mức 164,4 cent/lb.

Tổng kết tuần này, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 11/2023 tăng 189 USD/tấn; giá cà phê Arabica giao tháng 12/2023 tăng 10,35 cent/lb. Trong khi đó thị trường trong nước giảm trung bình 3.000 đồng/kg.

Giá Robusta tăng cao nhưng thị trường trong nước giảm, là do tuần này mức giá chênh lệch tại khu vực Đông Nam Á hiện ở mức rất cao, cần điều chỉnh, cân đối lại giá cả tại các nước sản xuất sau ngày thông báo giao hàng đầu tiên (FND).

Tuần này, báo cáo tồn kho tiếp tục giảm sâu, cùng với yếu tố tài chính hỗ trợ đã kích thích các quỹ và đầu cơ quay lại tăng mua với khối lượng thương mại lớn khiến giá cà phê kỳ hạn tăng liên tiếp.

Ngoài ra việc thiếu hàng giao ra cảng xuất khẩu ở Brazil vì lý do vận chuyển cũng góp phần hỗ trợ xu hướng giá tăng.

Cũng trong tuần này, những thông tin về tình hình nguồn cung tại quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới là Việt Nam cũng gây lo ngại cho thị trường. Hiện nay vùng cà phê Tây nguyên xuất hiện nhiều cơn mưa lớn trên diện rộng, làm cản trở thu hoạch Robusta vụ mới vừa bắt đầu.

Việc lãi suất tăng ở Indonesia, nguồn vốn khó vay tại Việt Nam gián tiếp thúc đẩy thị trường chậm lại, làm xuất khẩu khó khăn, ảnh hưởng đến nguồn cung trong ngắn hạn.