Theo các chuyên gia, việc PBOC cắt giảm lãi suất là động thái nhằm tăng hỗ trợ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phục hồi sau đại dịch.
Trên thị trường, dầu thô Brent tăng 2,45 đô la tương đương 3,4% lên 74,29 đô la/thùng. Dầu WTI tăng 2,30 đô la hay 3,4% lên 69,42 đô la/thùng.
Giá dầu thô đã giảm khoảng 4%, một phần bởi lo ngại về triển vọng của nền kinh tế Trung Quốc, cũng là nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, sau khi số liệu kinh tế của nước này công bố trong tuần trước không như kỳ vọng.
Phil Flynn, một nhà phân tích tại PriceFutures Group, cho biết: "Thị trường đang trên đà phục hồi”.
Trước đó, dầu thô Brent đã giảm xuống mức khoảng 1,10 đô la, mức thấp nhất kể từ tháng 3, cho thấy thị trường không còn tin tưởng về khả năng cầu sẽ vượt cung trong năm nay.
Sự gia tăng nguồn cung toàn cầu đang gây áp lực lên thị trường, cùng với đó là những tín hiệu không mấy tích cực về phục hồi cầu trước cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed kết thúc vào ngày 14/6.
Phần lớn các nhà đầu tư dự kiến Fed giữ lãi suất không đổi, đặc biệt sau khi số liệu cho thấy giá tiêu dùng của Mỹ không tăng trong tháng 5.
Việc Fed tăng lãi suất sẽ làm tăng giá trị đồng đô la và dầu mỏ trở nên đắt hơn với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Ngân hàng trung ương Châu Âu dự kiến tăng lãi suất vào ngày 15/6.
Lo ngại về nhu cầu đã làm mất đi lợi ích tạm thời từ việc Saudi Arabia cam kết giảm sản xuất nhiều hơn vào tháng 7, được công bố vào đầu tháng này, dẫn đến suy giảm giá dầu.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) giữ dự báo về tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2023 ổn định tháng thứ 4 liên tiếp, tăng nhẹ dự đoán tăng trưởng nhu cầu của Trung Quốc.