Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá dầu tiến đỉnh 10 năm khi chốt tuần tăng thứ 8 liên tiếp

Hoàng Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Tình trang thiếu hụt nguồn cung, nhất là nếu có hành động quân sự ở Ukraine khiến giá dầu hôm nay khép tuần giao dịch với đà tăng mạnh.

Chốt tuần giao dịch, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, hôm nay 13/2 ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 3/2022 đứng ở mức 93,90 USD/thùng. Còn giá dầu Brent giao tháng 4/2022 đứng ở mức 94,99 USD/thùng.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Như vậy, tính chung trong tuần giao dịch, giá dầu thô tiếp tục có xu hướng tăng mạnh và là tuần tăng giá thứ 8 liên tiếp được ghi nhận.

Bước vào tuần giao dịch từ ngày 7/2, giá dầu với xu hướng giảm nhẹ khi nhiều nhà đầu tư thực hiện các giao dịch chốt lời và đồng USD mạnh hơn.

Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, sáng 7/2 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 3/2022 đứng ở mức 91,71 USD/thùng, giảm 0,60 USD/thùng trong phiên. Còn giá dầu Brent giao tháng 4/2022 đứng ở mức 92,86 USD/thùng, giảm 0,41 USD/thùng trong phiên.

Các chuyên gia cho rằng, mặc dù có xu hướng giảm nhẹ nhưng động lực hỗ trợ giá dầu trong phiên giao dịch đầu tuần vẫn được ghi nhận rất lớn, thậm chí có chiều hướng gia tăng khi vấn đề căn cơ của thị trường là nguồn cung bị thắt chặt vẫn chưa được giải quyết.

Tình trạng thiếu hụt nguồn cung dầu thô được dự báo sẽ trầm trọng hơn nếu việc cung cấp khí đốt tự nhiên ở châu Âu không sớm được cải thiện, các kho dự trữ khí đốt thì cạn kiệt.

Tập đoàn dầu khí Saudi Aramco của Saudi Arabia đã quyết định tăng giá bán đối với tất cả các loại dầu thô cho châu Á với mưc stawng từ 30 đến 70 cent/thùng.

Năng lực sản xuất của nhiều nước thành viên OPEC+ bị đặt dấu hỏi, thậm chí ngay cả Nga cũng đang gặp khó trong việc tăng sản lượng khai thác, càng làm gia tăng các lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung dầu. Theo các dữ liệu thống kê, hiện chỉ còn vài nước thành viên OPEC+ như Saudi Arabia, UAE, Kuwait là còn công suất dự phòng.

Các công trinh dầu khí trên biển của Petrovietnam (ảnh minh họa).
Các công trinh dầu khí trên biển của Petrovietnam (ảnh minh họa).

Nguồn cung dầu từ UAE cũng bị ảnh hưởng bởi các đợt tấn công từ nhóm Houthi của Yemen càng làm gia tăng áp lực nguồn trên thị trường.

Hãng tin Bloomberg (Hoa Kỳ) mới đây đã đưa ra ước tính về mức công suất dự phòng của OPEC+ sẽ giảm còn 2,3 triệu thùng/ngày vào tháng 7/2018, đây là mức dự phòng thấp nhất kể từ cuối năm 2018 của tổ chức này.

Trong phiên giao dịch ngày 8/2, giá dầu tiếp tục xu hướng giảm nhờ đặt kỳ vọng vào việc Mỹ sẽ sớm gỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với các hoạt động sản xuất dầu của Iran khi vòng đàm phán hạt nhân được nối lại.

Lạm phát Mỹ lên mức cao nhất kể từ tháng 2/1984 phần nào cũng dấy lên lo ngại về triển vọng tiêu thụ dầu toàn cầu.

Tuy nhiên. khi những áp lực đối với dầu thô còn khá yếu và chưa rõ ràng, thị trường lại ghi nhận nhiều yếu tố mới làm gia tăng động lực, qua đó thúc đẩy giá dầu đi lên.

Theo Cơ quan Thông tin năng lượng (EIA), dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 4/2 đã giảm tới 4,8 triệu thùng, xuống còn 410,4 triệu thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2018. Tổng sản lượng cung ứng, dữ liệu phản ánh nhu cầu tiêu thụ, cũng lên mức kỷ lục 21,9 triệu thùng/ngày trong 4 tuần gần đây.

Việc các nước gỡ dần các biện pháp hạn chế nhằm chống dịch Covid-19 khiến kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu tiếp tục phục hồi mạnh khi các chuỗi cung ứng, sản xuất được khôi phục, các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các lĩnh vực du lịch, hàng không được nối lại.

Khả năng về một hành động quân sự giữa Nga và Ukraine bất ngờ nóng lên khi lần lượt Mỹ và Anh phát đi cảnh báo, đồng thời kêu gọi công dân rời khỏi Ukraine càng sớm càng tốt.

Ở diễn biến khác, Báo cáo Thị trường Dầu hàng tháng (MOMR) của OPEC hôm 10/2 cho thấy 13 nước thành viên của nhóm tiếp tục khai thác dưới hạn ngạch theo kế hoạch.

Trong tháng 1/2022, 13 thành viên của OPEC, bao gồm ba nhà sản xuất được miễn trừ khỏi hạn ngạch OPEC+ là Iran, Libya và Nigeria đã bơm 27,981 triệu thùng/ngày, tăng 64.000 thùng/ngày so với tháng 12. Con số này là thấp hơn rất nhiều so với mức tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày mỗi tháng mà OPEC+ đã thống nhất thực hiện trước đó.

Theo các nguồn tin thứ cấp mà OPEC sử dụng để theo dõi sản lượng của các thành viên, ngay cả nhà khai thác hàng đầu Ả Rập Xê-út cũng không đạt được mức tăng 110.000 thùng/ngày hàng tháng. Vương quốc này đã tăng sản lượng dầu trong tháng 1 thêm 54.000 thùng/ngày lên 9,999 triệu, thấp hơn hạn ngạch 10,122 tỷ thùng/ngày cho tháng 1 theo thỏa thuận OPEC+.

Trong khi nguồn cung dầu thô trên thị trường vẫn bị thắt chặt và thậm chí có nguy cơ bị thắt chặt hơn nữa thời gian tới thì triển vọng tiêu thụ dầu thô lại tiếp tục được cải thiện. Mới nhất, ngày 11/2, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã nâng dự báo nhu cầu dầu thô trong năm 2022 lên mức 100,6 triệu thùng/ngày, tăng 3,2 triệu thùng/ngày so với dự báo trước đó.