Cập nhật giá lúa gạo hôm nay 1/9/2023 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng nhưng chi phí sản xuất tăng rất cao do giá vật tư đầu vào tăng chóng mặt. Mặc dù, thời tiết thuận lợi giúp năng suất ở nhiều khu vực đạt khác cao, thế nhưng giá phân bón tăng rất cao khiến nông dân không có lãi nhiều.
Theo đó, tại kho An Giang, cập nhật của Sở NN&PTNT An Giang sáng 1/9 lúa Đài thơm 8 được điều chỉnh lên 8.000 - 8.200 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; lúa OM 18 được điều chỉnh lên mức 8.000 - 8.200 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; nàng Hoa 9 giá 8.000 - 8.400 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg.
Các giống lúa còn lại ổn định gồm: lúa IR 50404 ổn định ở mức 7.800 - 8.000 đồng/kg; lúa OM 5451 giá 7.800 - 8.000 đồng/kg; lúa Nhật 7.800 - 8.000 đồng/kg.
Tương tự, nếp An Giang (tươi) giá 6.300 - 6.500 đồng/kg; nếp Long An (tươi) dao động 7.300 - 7.450 đồng/kg.
Theo các nhà máy khu vực An Giang, đầu tuần các kho hỏi mua lai rai. Các nhà máy chào bán vững giá so với cuối tuần trước. Với lúa Thu đông giá được nông dân chào nhích nhẹ, còn lúa Hè thu gần cạn nguồn, lượng còn ít, chủ yếu là Japonica và lượng ít OM18/ Đài Thơm 8.
Tại khu vực Kiên Giang, Cần Thơ, với mặt hàng gạo, hôm nay duy trì ổn định ở mức 12.250 - 12.400 đồng/kg với gạo nguyên liệu IR 504 và gạo thành phẩm IR 504 là 14.350 - 14.450 đồng/kg.
Riêng giá phụ phẩm điều chỉnh giảm nhẹ 100 đồng/kg. Theo đó, giá tấm IR 504 giảm còn 11.900 - 12.000 đồng/kg (giảm 100 đồng); còn giá cám khô duy trì 7.500- 7.550 đồng/kg.
Tại các chợ lẻ khu vực tỉnh An Giang, giá gạo ổn định, không biến động trong tuần qua. Trong đó, nếp ruột giá 16.000 - 20.000 đồng/kg; gạo thường ở mức 12.500 - 14.000 đồng/kg, gạo Nàng Nhen giá 23.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài dao động từ 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine ở mức 16.000 - 18.500 đồng/kg; Hương Lài 19.500 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 15.500 đồng/kg; Nàng Hoa 19.000 đồng/kg; gạo Sóc thường giá 16.500 - 17.000 đồng/kg; gạo Sóc Thái 18.500 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg; gạo Nhật 22.000 đồng/kg…
Hiện nay, không chỉ có giá thực phẩm mà ngay cả thị trường giá lúa gạo ở Việt Nam cũng đang ngày càng tăng cao. Mặc dù vậy, giá gạo ở thị trường Việt Nam xuất khẩu lại tăng khá chậm bởi cơn sốt về giá lương thực, thực phẩm đang tăng cao nhưng xuất khẩu và giá gạo trong nước vẫn trầm lắng; giá gạo tăng do nhu cầu của các nhà xuất khẩu tăng mạnh. Cùng với đó, các doanh nghiệp ở Trung Quốc án binh kéo dài bất thường làm thị trường trong nước giảm nhiệt. Ngoài ra, các yếu tố như dịch bệnh COVID-19, chính sách zero covid của Trung Quốc đã khiến xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn.